{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Chuyên gia kinh tế Việt Nam: Trung Quốc mở cửa đã tạo nguồn động lực cho sự phát triển bền vững toàn cầu

Ngày đăng:2023-04-12 13:20:26   

Với chủ đề “Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức, mở cửa bao trùm thúc đẩy phát triển”, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) đã khép lại sau 4 ngày làm việc khẩn trương và hiệu quả (từ ngày 28-3 đến 31-3-2023), tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Đây là hội nghị quốc tế quy mô lớn đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trung Quốc, kể từ khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Hàng loạt diễn đàn tại BFA năm 2023 bao gồm: Bố cục mới của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng, chia sẻ cơ hội phát triển từ Sáng kiến “Vành đai và con đường”, Cạnh tranh và hợp tác về khoa học - công nghệ, Cơ hội và thách thức mới trong hợp tác khu vực châu Á, Khó khăn và đột phá trong thực hiện mục tiêu trung hòa carbon, Trí tuệ nhân tạo mang lại cuộc sống tốt đẹp, Thúc đẩy kinh tế số, Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc,v.v.. Từ việc tổ chức hàng loạt hội chợ triển lãm, như: Hội chợ triển lãm xuất nhập khẩu Trung Quốc, Hội chợ hàng tiêu dùng Trung Quốc, Hội chợ triển lãm thương mại dịch vụ Trung Quốc, Hội chợ triển lãm giao dịch Quảng Châu…;  từ việc cùng xây dựng “Vành đai và con đường” cho đến việc thúc đẩy mạnh mẽ xây dựng Khu thí điểm mậu dịch tự do, thực thi có chất lượng Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…; có thể thấy,Trung Quốc luôn nỗ lực kêu gọi cộng đồng quốc tế đoàn kết và hợp tác nhiều hơn, cũng như không ngừng mở ra cánh cửa cơ hội “chia sẻ tương lai” vì một thế giới tốt đẹp, cởi mở và bao trùm. PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương Việt Nam cho biết, kinh tế Trung Quốc được cho là đã tiếp thêm động lực đối với kinh tế thế giới, nhất là khi kinh tế Trung Quốc đang có sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19; đồng thời, mang lại nhiều cơ hội thiết thực cho sự phát triển của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

PGS, TS. Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương Việt Nam

 

Trong những năm gần đây, chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình an ninh, kinh tế-xã hội của  thế giới,v.v đứng trước nhiều thách thức. PGS. TS Vũ Văn Phúc cho rằng, diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả về địa - kinh tế và địa - chính trị, BFA năm 2023 có ý nghĩa hết sức quan trọng, được kỳ vọng sẽ phát huy vai trò thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế, thúc đẩy phát triển hòa bình, đem lại lợi ích cho người dân các nước châu Á nói riêng và người dân thế giới nói chung. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, song kinh tế châu Á vẫn đạt được bước tiến tích cực, tiến trình hội nhập kinh tế châu Á với RCEP là đại diện đang phát triển nhanh chóng, trở thành nguồn động lực thúc đẩy đầu tư thương mại và phát triển kinh tế khu vực. PGS. TS Vũ Văn Phúc cho biết, kể từ khi RCEP chính thức có hiệu lực vào ngày 1-1-2022, thương mại quốc tế tiếp tục được mở rộng, mang lại nhiều lợi ích với các chính sách thiết thực cho các nước trong khu vực. Điều này cũng giúp khu vực châu Á có thể chống đỡ tốt hơn trước các cú sốc đến từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Năm 2023, châu Á được dự báo sẽ trở thành một “điểm sáng” trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục là sự kết hợp đa chiều, đa tầng và đa lĩnh vực của những rủi ro đối với tăng trưởng.

 

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, năm 2022, quy mô thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên RCEP đạt 12,95 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 30,8% tổng kim ngạch thương mại với nước ngoài của Trung Quốc. Trong đó, tốc độ tăng trưởng xuất - nhập khẩu giữa Trung Quốc với 8 quốc gia thành viên RCEP đạt hơn 10%; riêng với Singapore, Myanmar, Campuchia và Lào đều vượt 20%. PGS, TS. Vũ Văn Phúc nêu rõ, Hiệp định RCEP đã thực hiện đồng bộ quy tắc kinh tế-thương mại trong khu vực, đẩy nhanh sự hòa nhập giữa chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng trong khu vực, tiếp thêm nguồn động lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đồng thời tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế khu vực.

 

Việc thực thi hiệu quả RCEP đã thiết lập khung pháp lý cho khu vực Đông Nam Á trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, tạo môi trường cạnh tranh công bằng hơn nữa. PGS, TS. Vũ Văn Phúc cho biết, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ RCEP. RCEP sẽ giúp Việt Nam tăng cường vị thế thương mại và thúc đẩy quá trình phục hồi hậu đại dịch COVID-19; đẩy mạnh xuất khẩu và tiếp cận tốt hơn với các thị trường tiêu dùng lớn, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia,“quy tắc cộng gộp xuất xứ trong RCEP sẽ giúp Việt Nam giảm hơn nữa mức thuế quan đối với các sản phẩm mà Việt Nam tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, như hàng dệt may, ô-tô, điện tử…; đồng thời, giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn vào chuỗi cung ứng khu vực.”

 

PGS, TS. Vũ Văn Phúc cho biết, bên cạnh đó, xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam cũng tăng vọt nhờ RCEP.  Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới, trong đó xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP chiếm thị phần lớn (trên 63% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam) và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đạt 11 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng mạnh nhất với 65%.

 

PGS, TS. Vũ Văn Phúc cũng cho biết, việc thực thi quy tắc liên quan và các biện pháp ưu đãi khác không những thúc đẩy đa dạng hóa và tối ưu hóa nguồn cung nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp Việt Nam, “góp phần nâng cao tỷ lệ sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh; mở rộng chuỗi cung ứng mới; thúc đẩy thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế”. RCEP đã thúc đẩy tốc độ lưu thông toàn diện của các lĩnh vực, như hàng hóa, công nghệ, dịch vụ và nguồn vốn…; mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho chuỗi ngành nghề và chuỗi cung ứng của ngành sản xuất cho các các nước ASEAN nói riêng, trong đó có Việt Nam, và khu vực châu Á nói chung, qua đó đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế thế giới.