{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Khoáng nhật trì cửu

Ngày đăng:2017-12-18 17:09:18   
Ý của câu thành ngữ này là dây dưa, kéo dài thời gian.


Thành ngữ này có xuất xứ từ "Chiến quốc sách – Triệu Sách Tứ".


Thời Chiến quốc, vua nước Yến phong Vinh Phân làm Cao Dương Quân, ra lệnh cho ông dẫn quân sang đánh nước Triệu. Vinh Phân là một dũng tướng thiện chiến. Vua nước Triệu được tin vô cùng lo sợ, vội triệu tập quần thần đến bàn cách đối phó. Tướng quốc Triệu Thắng cho rằng, ở bên nước Tề có một dũng tướng tên là Điền Đơn, nếu ta chịu cắt ba thành trì cho nước Tề, để họ cử Điền Đơn sang giúp nước Triệu ta, thì nhất định sẽ đánh bại được Vinh Phân.


Đại tướng Triệu Xa cực lực phản đối ý kiến này và nói rằng: "Chẳng lẽ nước Triệu ta không có một vị tướng nào có thể cầm quân ra trận ư ? Nay trận đánh còn chưa mở màn mà đã muốn cắt ba thành trì cho nước Tề, thì còn ra thể thống gì? Tôi nắm được tình hình binh lực nước Yến, tại sao lại không cử tôi cầm quân ra trận?


Triệu Xa giải thích thêm rằng: " Nếu Điền Đơn được cử đến chỉ huy quân đội nước ta, thì ai dám đảm bảo ông ta sẽ giành được thắng lợi. Hơn nữa, Điền Đơn đã chắc gì chịu liều chết vì nước Triệu ta. Mặt khác, Điền Đơn được mời đến thì chắc chắn sẽ dàn quân ra cầm cự dây dưa để kéo dài thời gian, như vậy thì chỉ trong vài năm là nước Triệu ta ắt bị thất bại, hậu quả này thật là nghiêm trọng ".


Nhưng vua Triệu không nghe theo ý kiến của Triệu Xa, vẫn một mực mời Điền Đơn đến thống lĩnh quân đội . Kết quả đúng như lời Triệu Xa dự đoán, Điền Đơn đã đưa nước Triệu vào một cuộc chiến tranh tiêu hao dai dẳng, cuối cùng bị thất bại thảm hại.


Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về hiện tượng dây dưa, kéo dài thời gian.