{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

中国传统节日之-元宵节

Tết Nguyen Tiêu Trung Quốc

Ngày đăng:2017-12-09 15:59:33   

 
Tết Nguyen Tiêu Trung Quốc
 
Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày tết quan trong của người Trung Quốc nói riêng và người phương Đông nói chung. Tết Nguyên tiêu diễn ra vào ngày 15/1 âm lịch. Đây cũng là ngày cuối cùng trong dịp tết xuân cổ truyền. Tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Nguyên Tịch hay Tết Hoa Đăng.

Tết Nguyên Tiêu cũng gọi là Nguyên Tich Nguyên Da còn gọi là Thượng Nguyên. Đêm rằm tháng giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đêm hôm đó, trong dân gian TQ từ trước đến nay đều có tục treo hoa đăng, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết “Hoa Đăng”.Trước đây nó còn được gọi là tết thượng nguyên (nay người dân Việt Nam vẫn giữ tên gọi này), đó là lấy theo tục xưa của Đạo giáo: rằm tháng Giêng gọi là “thượng nguyên”, rằm tháng bảy gọi là “trung nguyên”, rằm tháng mười gọi là “hạ nguyên”, hợp xưng “tam nguyên”. Thượng nguyên là ngày sinh của thiên quan, trung nguyên là ngày sinh của địa quan, hạ nguyên là ngày sinh của thủy quan, “thiên quan tứ phúc” là ý đó.

 

 
Tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi cũng là 1 tập tục lớn. Vào khoảng đời nhà Tống (năm 960 công nguyên cho đến năm 1279 công nguyên), khi ăn tết này, trong dân gian bắt đầu thịnh hành một loại thức ăn mới lạ . Nhân bằng các loại hoa quả , bên ngoài lấy bột gạo nếp gói thành từng viên tròn, rồi nấu chín, ăn thơm ngon, ngon miệng… Về sau, phần lớn các khu vực ở miền Bắc TQ đều gọi loại  thức ăn này là “Nguyên Tiêu” còn miền Nam thì goi là “bánh trôi”.
 

Trong ngày tết Nguyên Tiêu, ngoài ngắm  đèn, ăn bánh trôi, còn có rất nhiều hoạt động  vui chơi giải trí. Như đi cà kheo, múa ương ca, múc sư tử …. Đặc biệt là múa sư tử , ngoài ở TQ ra, các nơi trên thế giới có người Hoa cư trú, mỗi khi vào dịp tết đều tổ chức múa sư tử. Múa sư tử của TQ được chia thành hai phái là “phái Nam” và Phái Bắc ” . Múa sư tử của phái miền Nam thì chú trọng về thay đổi động tác và kỹ xảo, thường là với hình thức hai người múa là chính, điệu múa linh hoạt và biến đổi khôn  lường; Múa sư tử phái Bắc coi trong khí thế , thường là mười mấy người, thậm chí là mấy chục người cùng múa. Khi múa có đêm nhạc mang đậm đặc sắc dân gian TQ, bất kể là người múa hay là người xem đều tích cực tham gia, thể hiện sự náo nhiệt của bầu không khí ngày rằm tháng giêng.