{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

中国人文地理概况

Giới thiệu về nhân văn địa lý Trung Quốc

Ngày đăng:2017-12-09 16:18:48   
 Giới thiệu về nhân văn địa lý Trung Quốc
 

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á, với diện tích xấp xỉ 9,6 triệu km². Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,382 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc có biên giới với 14 quốc gia khác, Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines v.v cũng lân cận với Trung Quốc qua biển. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 23 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệtHồng KôngMa Cao

Quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
 
Quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát đại lục và thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Quốc kỳ nền đỏ, có một ngôi sao vàng năm cánh lớn được bao quanh bởi bốn ngôi sao vàng năm cánh khác nhỏ hơn nằm ở góc trái phía trên. Màu đỏ tượng trưng cho cách mạng và cũng tượng trưng cho máu của các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập. Năm ngôi sao tượng trưng cho sự đoàn kết của nhân dân cách mạng đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[2] Đôi khi quốc kỳ này được gọi là "Ngũ Tinh Hồng Kỳ".
 

Lá cờ này được Tăng Liên Tùng, một công dân ở Thụy An, Chiết Giang, thiết kế.

Năm ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc trong đó bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng cho lực lượng của cách mạng bao gồm giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sàn thành thị và tư sản dân tộc đứng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Hoa là ngôi sao lớn.
 

 
Quốc ca Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

quốc ca của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được nhà thơ và soạn giả ca kịch Điền Hán viết lời và Niếp Nhĩ phổ nhạc vào khoảng giữa giai đoạn Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945). Bài này thuộc thể loại hành khúc.
 
 
 
Trung Quốc dự định bổ sung luật về Quốc ca vào Bộ luật cơ bản của Hong Kong nhằm ngăn chặn việc lạm dụng, xuyên tạc và bôi nhọ Quốc ca của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, theo truyền thông Hong Kong. Dự thảo điều luật sẽ cấm người dân sử dụng ca khúc Nghĩa dũng Quân tiến Hành khúc tại những sự kiện như đám ma hoặc sử dụng làm nhạc nền tại các địa điểm công cộng. Những bản xuyên tạc lời bài hát hoặc những màn biểu diễn phản cảm cũng có thể bị phạt dưới hình thức đình chỉ hoạt động lên tới 15 ngày. Dự luật này cũng nghiêm cấm sử dụng Quốc ca cho mục đích quảng cáo thương mại, và tại các sự kiện được sử dụng Quốc ca, tất cả mọi người được yêu cầu đứng trang nghiêm.
 
Năm 2015, hàng trăm cổ động viên địa phương đã chế giễu, quay lưng và giơ những tấm bảng trắng có ghi từ "boo" trong tiếng Anh (mang nghĩa dè bỉu) khi Quốc ca Trung Quốc được phát tại trận đấu giữa hai đội tuyển Hong Kong và Trung Quốc tại sân vận động Mong Kok.
 

Quốc huy Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
 
Quốc huy của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có một đại diện của Quảng trường Thiên An Môn, cổng vào của Tử Cấm Thành của Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, trong một vòng tròn màu đỏ. Trên quốc huy có năm ngôi sao được có trên quốc kỳ quốc gia này. Đại diện ngôi sao lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong khi bốn ngôi sao nhỏ hơn Đại diện cho bốn tầng lớp xã hội theo quy định tại Chủ nghĩa Mao.
 
 

 
Quốc khánh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
 
Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, được kỷ niệm hàng năm vào ngày 1 tháng 10. Ngày này ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao được quy định là ngày lễ pháp định hoặc là ngày nghỉ của công chúng.
 

 

Thủ đô Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
 
Bắc Kinh là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới. Thành phố nằm ở miền Hoa Bắc, và là một trực hạt thị dưới quyền chính phủ Trung ương, với 14 quận nội thị và cận nội thị cùng hai huyện nông thôn. Bao quanh hầu hết Bắc Kinh là tỉnh Hà Bắc, trong khi Thiên Tân giáp với Bắc Kinh ở phía đông nam.
 
Bắc Kinh là thành phố lớn thứ hai của Trung Quốc nếu xét theo dân số đô thị, xếp sau Thượng Hải; và là trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục của Trung Quốc. Thành phố là nơi đặt trụ sở của hầu hết các công ty quốc hữu lớn nhất Trung Quốc, và là một đầu mối giao thông chính của các hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt và đường sắt cao tốc tại Trung Quốc. Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh là sân bay bận rộn thứ hai trên thế giới theo số lượng hành khách.
 

Lịch sử của thành phố đã có từ ba thiên niên kỷ. Là kinh đô cuối cùng trong tứ đại cổ đô Trung Quốc, Bắc Kinh đã là trung tâm chính trị của quốc gia trong phần lớn thời gian suốt bảy thế kỷ qua. Thành phố nổi tiếng với các cung điện sang trọng, chùa miếu, hoa viên, lăng mộ, tường và cổng thành, cùng với đó, các kho tàng nghệ thuật và các trường đại học đã biến Bắc Kinh thành một trung tâm văn hóa và nghệ thuật tại Trung Quốc. Chỉ có vài thành phố trên thế giới từng là trung tâm chính trị và văn hóa của một khu vực rộng lớn trong thời gian lâu đến vậy.
 

Bản đồ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
 
Trung Quốc có diện tích 9.571.300 km², có diện tích gấp 29 lần Việt Nam. Từ Bắc sang Nam có chiều dài là 4000 km, từ Tây sang Đông là 5000 km, có đường biên giới với 14 quốc gia và lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, LàoViệt Nam.
 

Đơn vị tiền tệ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
 
Nhân dân tệ (chữ Hán giản thể: 人民币, bính âm: rénmínbì, viết tắt theo quy ước quốc tế là RMB) là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (nhưng không sử dụng chính thức ở Hong KongMacau). Đơn vị đếm của đồng tiền này là nguyên/viên (sử dụng hàng ngày: 元-nguyên; phồn thể: 圓-viên; giản thể: 圆-viên; phát âm: yuan) (tiền giấy), giác (角, jiao) hoặc phân (分, fen) (tiền kim loại). Một nguyên bằng mười giác. Một giác lại bằng mười phân. Trên mặt tờ tiền là chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông.
 

Nhân dân tệ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành. Năm 1948, một năm trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhân dân tệ đã được phát hành chính thức. Tuy nhiên, đến năm 1955, loạt mới được phát hành thay cho loạt thứ nhất. Năm 1962, loạt thứ hai lại được thay thế bằng loạt mới. Loạt thứ tư được phát hành trong thời gian từ năm 1987 đến năm 1997. Loạt đang dùng hiện nay là loạt thứ năm phát hành từ năm 1999, bao gồm các loại 1 phân, 2 phân, 5 phân, 1 giác, 5 giác, 1 nguyên, 5 nguyên, 10 nguyên, 20 nguyên, 50 nguyên và 100 nguyên.
 
Theo tiêu chuẩn ISO-4217, viết tắt chính thức của Nhân dân tệCNY, tuy nhiên thường được ký hiệu là RMB, biểu tượng là ¥.