{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

中国的政治理念

Quan niệm chính trị của Trung Quốc

Ngày đăng:2017-12-09 17:20:15   
Quan niệm chính trị của Trung Quốc
 
 

 
Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội
với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới
 
Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, phiên âm Hán Việt: Tập Cận Bình tân thời đại Trung Quốc đặc sắc xã hội chủ nghĩa tư tưởng) là một tư tưởng chính trị của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Khái niệm này được nói đến lần đầu tiên trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Tư tưởng này được phát triển dần dần từ năm 2012, khi Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (lãnh đạo quốc gia tối cao). Đại hội Đảng thứ 19 đã bầu chọn và khẳng định tư tưởng này như là một điều lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC).
 
Lần đầu tiên Tập Cận Bình nhắc tới "Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới" là trong diễn văn khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm 2017. Tập thể Ban Thường vụ Bộ Chính trị sau khi xem xét bài diễn văn quan trọng này, đã đưa tên "Tập Cận Bình" vào trước từ "Tư tưởng".
 
Bản thân Tập Cận Bình đã mô tả tư tưởng này như là một phần của hệ tư tưởng lớn được xây dựng từ Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, một khái niệm của Đặng Tiểu Bình đưa Trung Quốc vào "giai đoạn chính của chủ nghĩa xã hội." Trong các tài liệu chính thức của đảng và tuyên bố của các đảng viên khác, Tư tưởng này được cho là sự tiếp nối của Chủ nghĩa Marx-Lenin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, "Thuyết ba đại diện", và Quan điểm phát triển khoa học, như là một phần của một loạt các tư tưởng lãnh đạo với sự kết hợp "Chủ nghĩa Mác áp dụng vào hoàn cảnh Trung Quốc" và những cân nhắc trong thời kỳ hiện đại.
 

Ngày 24 tháng 10 năm 2017, trong phiên họp bế mạc, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 đã thống nhất đưa tư tưởng này vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 
Giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa

Giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà, tự do, bình đẳng, công bằng, pháp trị, yêu nước, yêu nghề, thánh tín, thân thiện.
 
 

 
Giấc mộng Trung Quốc

Giấc mộng Trung Quốc là 1 học thuyết mới trong các tư tưởng chỉ đạo Xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, được sử dụng trên báo chí, Đảng Nhà nước và các hoạt động khác.
 
Năm 2013, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu ra học thuyết tại kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc] Sau đó được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Tập Cận Bình mô tả rằng "Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc". Ông cũng tuyên bố rằng những người trẻ tuổi nên "dám ước mơ, làm việc cần mẫn để thực hiện những ước mơ và đóng góp vào sự phục hồi của quốc gia". Theo tạp chí lý luận của đảng Cầu Thị, giấc mộng Trung Quốc là sự thịnh vượng của Trung Quốc với nỗ lực tập thể, chủ nghĩa xã hội và vinh quang quốc gia.

 
 
 
Mục tiêu 2 lần 100 năm
 
mục tiêu 2 lần 100 năm (năm 2021 - Kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc; năm 2049 - Kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) và thực hiện Giấc mơ Trung Hoa, đó là xây dựng nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá dàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà.
 
Mục tiêu 100 năm thứ nhất là trở thành xã hội khá giả toàn diện vào năm 2021, tức là đúng 100 năm kỉ niệm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mục tiêu 100 năm thứ 2 là hiện đại hóa Trung Quốc, phấn đấu đến năm 2049, đúng 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tức Trung Quốc sẽ trở thành nước phát triển toàn diện và đầy đủ.
 
Trong khái niệm “giấc mộng Trung Hoa” có 4 yếu tố chính: Trung Quốc hùng mạnh (mạnh về kinh tế, mạnh về chính trị, mạnh về quân sự, mạnh về ngoại giao, mạnh về khoa học công nghệ), Trung Quốc văn minh (bao gồm các khái niệm tự do, bình đẳng, công bằng, giàu về văn hóa và cao về đạo đức), Trung Quốc hài hòa (hài hòa giữa các vùng miền, giữa các giai cấp và giữa các dân tộc) và Trung Quốc sạch đẹp (sạch sẽ, ít ô nhiễm về môi trường). 
 
Bố cục tổng thể “Năm trong một”

Bố cục tổng thể về xây dựng hiện đại hóa "5 trong 1" gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và văn minh sinh thái. 
 

Bố cục chiến lược “Bốn toàn diện”
 
Bố cục chiến lược 4 toàn diện gồm có: Xây dựng xã hội khá giả toàn diện, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo luật pháp toàn diện và quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện.
 

 
Quan niệm phát triển mới
 
Đổi mới, nhịp nhàng, màu xanh, mở cửa, chung hưởng.
 

 
Một vành đai, Một con đường

Một vành đai, Một con đường, còn được gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường là một khuôn khổ cho tổ chức phát triển kinh tế đa quốc gia của Trung Quốc thông qua hai kế hoạch thành phần, trên đất liền "Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và và Đường hàng hải" Con đường tơ lụa trên biển. Sáng kiến này đã được công bố bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thông các kế hoạch cho Vành đai và Con đường tơ lụa này lần lượt trong tháng 9 và tháng 10. Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi đẩy nhanh việc xây dựng đường vành đai và trong các báo cáo công việc của chính phủ.
 
 

 
Báo cáo chủ đề hội nghị lần thứ 19 Đảng cộng sản Trung Quốc

Không quên lý tưởng ban đầu, khắc ghi sứ mệnh, giương cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, quyết tâm hoàn thành thắng lợi xây dựng toàn diện xã hội khá giả, giành thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, phấn đấu không mệt mỏi vì Giấc mơ Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.
 

 
Lý tưởng và sứ mệnh của người đảng viên cộng sản Trung Quốc

Lý tưởng và sứ mệnh của người đảng viên cộng sản Trung Quốc chính là mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Trung Quốc, mưu cầu phục hưng dân tộc Trung Hoa.
 

 
Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới

Thời đại mới này là thời đại kế thừa quá khứ mở ra tương lai, là thời đại tiếp tục giành thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong điều kiện lịch sử mới; là thời đại quyết tâm hoàn thành thắng lợi xây dựng toàn diện xã hội khá giả, tiến tới xây dựng toàn diện cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại; là thời đại nhân dân các dân tộc cả nước đoàn kết phấn đấu, không ngừng tạo dựng cuộc sống tốt đẹp, từng bước thực hiện toàn thể nhân dân cùng giàu có; là thời đại con cháu Trung Hoa đồng tâm hiệp lực, phấn đấu hết sức mình vì giấc mơ Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa; là thời đại Trung Quốc ngày càng tiến gần hơn tới trung tâm vũ đài thế giới, không ngừng có những đóng góp lớn hơn cho nhân loại.
 


 
Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc đã chuyển hóa
 
Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã bước vào thời đại mới, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc đã chuyển hóa thành mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về một đời sống tốt đẹp với sự phát triển không cân bằng, không đầy đủ.
 

 
Xây dựng Trung Quốc tươi đẹp
 
Con người và thiên nhiên là cộng đồng có chung sự sống, con người phải tôn trọng thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Chỉ có tuân theo quy luật tự nhiên thì con người mới có thể tránh được việc đi đường vòng trong quá trình khai thác, tận dụng thiên nhiên một cách hiệu quả, sự phá hoại của loài người với thiên nhiên cuối cùng cũng sẽ làm hại chính loài người, đây là quy luật không thể cưỡng lại.

Công cuộc hiện đại hóa mà Trung Quốc cần xây dựng là sự hiện đại hóa mà trong đó con người và thiên nhiên cùng tồn tại hài hòa, vừa phải sáng tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân, vừa phải tạo ra nhiều hơn nữa các sản phẩm sinh thái chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về  một môi trường sinh thái tươi đẹp. Phải kiên trì phương châm ưu tiên tiết kiệm, ưu tiên bảo vệ, ưu tiên khôi phục thiên nhiên làm chủ đạo, hình thành bố cục không gian, kết cấu ngành nghề, phương thức sản xuất, phương thức sinh sống tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trả lại cho thiên nhiên sự bình yên, hài hòa và tươi đẹp.

 
 
 
Thực thi chiến lược “Trung Quốc mạnh khỏe”

Sức khỏe của nhân dân là tiêu chí quan trọng của một dân tộc phồn thịnh và đất nước giàu mạnh. Cần phải hoàn thiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và trọn đời. Đi sâu cải cách thể chế y tế, y dược; xây dựng toàn diện chế độ y tế và khám chữa bệnh cơ bản, chế độ bảo trợ y tế và hệ thống dịch vụ y tế, khám chữa bệnh chất lượng, hiệu quả đặc sắc Trung Quốc; kiện toàn chế độ quản lý bệnh viện hiện đại. Tăng cường xây dựng hệ thống dịch vụ y tế, khám chữa bệnh cơ sở và đội ngũ bác sĩ đa khoa.

Xóa bỏ toàn diện cách làm lấy thuốc nuôi bệnh viện, kiện toàn chế độ bảo đảm cung ứng dược phẩm. Kiên trì phương châm dự phòng là chính, đi sâu triển khai phong trào y tế yêu nước, đề xướng nếp sống văn minh lành mạnh, phòng ngừa và kiểm soát các căn bệnh hiểm nghèo. Thực thi chiến lược vệ sinh an toàn thực phẩm, để nhân dân yên tâm trong việc ăn uống. Kiên trì coi trọng đồng thời Trung y và Tây y, kế thừa và phát triển sự nghiệp Trung y dược. Ủng hộ xã hội làm dịch vụ y tế, phát triển các ngành nghề chăm sóc sức khỏe. Thúc đẩy gắn kết đồng bộ giữa chính sách sinh đẻ với các chính sách kinh tế - xã hội liên quan, tăng cường nghiên cứu chiến lược phát triển dân số. Tích cực ứng phó hiện tượng già hóa dân số, xây dựng hệ thống chính sách và môi trường xã hội nuôi dưỡng, hiếu thuận và kính trọng người cao tuổi, thúc đẩy kết hợp chăm sóc y tế với nuôi dưỡng, đẩy nhanh phát triển sự nghiệp và ngành nghề chăm sóc người cao tuổi.