{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

中日应“相互照亮”为世界注入更多正能量

Bình luận: Hai nước Trung-Nhật nên “soi sáng cho nhau”, tiếp thêm năng lượng tích cực nhiều hơn cho thế giới

Ngày đăng:2019-08-13 23:29:56   

 

 

  Gần đây, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Takeo Akiba đã đồng chủ trì cuộc đối thoại chiến lược Trung-Nhật vòng mới. Đây là cơ chế đối thoại mà Trung Quốc và Nhật nối lại sau năm xa cách. Hai bên tái khẳng định sẽ tích cực thực hiện nhận thức chung quan trọng đạt được tại cuộc gặp cấp cao Trung-Nhật ở Osaka, nỗ lực xây dựng quan hệ Trung-Nhật phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Điều này chứng tỏ, quan hệ Trung-Nhật trải qua trắc trở đang tiếp tục ấm trở lại, truyền đi thông điệp tích cực.

  Cuộc đối thoại chiến lược Trung-Nhật bắt đầu từ tháng năm 2005. Tính đến tháng năm cả thảy tiến hành lần, đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tăng cường tin cậy chính trị lẫn nhau, xác định và thúc đẩy quan hệ ưu đãi lẫn nhau về chiến lược giữa hai nước. Nhưng sau đó cuộc đối thoại chiến lược bị gián đoạn do hành vi sai lầm của Nhật.

  Những năm qua, tình hình quốc tế biến đổi phức tạp. Một mặt, Mỹ ngang ngược thúc đẩy chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, gây cọ xát thương mại trên phạm vi toàn cầu, khiến kinh tế toàn cầu đối mặt với rủi ro to lớn, Nhật cũng hứng chịu sức ép thương mại to lớn do Mỹ gây nên. Là hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, Trung Quốc và Nhật có lợi ích chung về bảo vệ chủ nghĩa đa phương và trật tự thương mại tự do.

  Mặt khác, Trung Quốc và Nhật là láng giềng không thể di chuyển, có tính bổ trợ mạnh về kinh tế, lợi ích hai nước giao thoa mật thiết. Kể từ năm đến nay, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật. Tính đến cuối năm ngoái, kim ngạch đầu tư vào Trung Quốc của Nhật lũy kế đạt 111, tỷ USD, đứng đầu các nước đầu tư tại Trung Quốc.

  Chính trong bối cảnh này, quan hệ Trung-Nhật đang không ngừng ấm trở lại.

  Cuộc đối thoại chiến lược lần này được nối sau năm với mục đích chính là thực hiện nhận thức chung đạt được trong cuộc gặp cấp cao hai nước Trung-Nhật tại Osaka tháng năm nay. Trong tương lai, hai bên cần phải "soi sáng cho nhau", mấu chốt là lấy nhận thức chung về quan hệ Trung-Nhật làm chỉ đạo, không ngừng tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, tăng cường hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực rộng rãi như sáng tạo công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kinh tế-thương mại, đầu tư tài chính, y tế, chăm sóc dưỡng lão, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, du lịch v.v. Bên cạnh đó, tích cực triển khai giao lưu nhân văn, thúc đẩy lòng dân tương thông nhân dịp "Năm Giao lưu thúc đẩy thanh thiếu niên Trung-Nhật".

  Cơ hội cải thiện quan hệ Trung-Nhật hiện nay đáng để trân trọng, nhưng cũng phải ghi nhận, vấn đề nhạy cảm luôn quấy nhiễm hai nước vẫn tồn tại. Trong chuyến công du tới các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nêu rõ, Mỹ sẽ ủng hộ sớm bố trí tên lửa tầm trung tại khu vực châu Á-Thái bình Dương trong bối cảnh Mỹ chính thức rút khỏi "Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung". Là đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật nếu phối hợp nhu cầu của Mỹ, chắc chắn sẽ tác động đến an ninh và ổn định của khu vực, cũng sẽ đặt mình vào rủi ro càng lớn hơn. Vì vậy, hai nước Trung Quốc nên xử lý thỏa đáng vấn đề nhạy cảm, kiểm soát mang tính xây dựng mâu thuẫn và bất đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng quan hệ Trung-Nhật phù hợp nhu cầu của thời đại mới.