{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan chung tay bấm “nút tăng tốc” hợp tác

Ngày đăng:2020-08-26 15:52:30   

 

 

Ngày 24/8, Hội nghị cấp cao Hợp tác Lan Thương-Mê-công lần thứ ba diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Lào Thoong Lun Si-su-lít đồng chủ trì hội nghị. Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen, Tổng thống Mi-an-ma Uyn My-ít, Thủ tướng Thái Lan Pray-út, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham dự hội nghị. Xuất phát từ thời đại hậu Covid-19, hội nghị cấp cao lần này đã gắn kết nhận thức chung mới của các nước trong lưu vực, tiếp thêm động lực mới cho phát triển bền vững của khu vực Lan Thương-Mê-công.

 

Trước hết, việc thúc đẩy hợp tác mang tính cơ chế nguồn nước đi lên "xa lộ". Hợp tác Lan Thương-Mê-công ra đời bởi nước, phát triển bởi nước. Là một dòng sông quốc tế, sông Lan Thương-Mê-công cũng đứng trước các vấn đề hiện thực như quản lý xuyên biên giới, điều phối nguồn nước v,v. Trong bối cảnh này, là cơ chế hợp tác khu vực tiểu vùng kiểu mới do nước trong lưu vực cùng sáng lập, hợp tác Lan Thương-Mê-công ngay từ khi thành lập đã đưa nguồn nước vào lĩnh vực ưu tiên lớn, bấm "nút tăng tốc" cho hợp tác về nguồn nước trong lưu vực.

 

Trong chưa đầy năm, hợp tác Lan Thương-Mê-công đã tạo nên một khung cơ chế hợp tác nguồn nước nhiều cấp độ, lĩnh vực rộng. Về phương diện ngoại giao, Hội nghị cấp cao, hội nghị Ngoại trưởng, hội nghị quan chức cấp cao được tổ chức định kỳ, tiến hành thiết kế thượng tầng và quy hoạch chính sách đối với hợp tác nguồn nước; về phương diện kỹ thuật, đã thành lập Trung tâm hợp tác nguồn nước Lan Thương-Mê-công, nhóm công tác các nước tổ chức hội nghị thường kỳ hàng năm, bàn thảo công việc cụ thể hợp tác nguồn nước, điều phối giải quyết vấn đề liên quan. Lần này Trung Quốc đề xuất sẽ chia sẻ thông tin thủy văn cả năm của sông Lan Thương với các nước sông Mê-công từ năm nay, cùng xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin hợp tác nguồn nước Lan Thương-Mê-công, sẽ tiếp tục hoàn thiện khung hợp tác nguồn nước Lan Thương-Mê-công, nâng cao năng lực trị lý tổng hợp và quản lý nguồn nước trong lưu vực.

 

Hai là, tiếp tục làm phong phú thêm nội hàm hợp tác Lan Thương-Mê-công. Hợp tác Lan Thương-Mê-công sở dĩ có thể thực hiện tăng tốc chuyển từ thời kỳ vun đắp sang thời kỳ trưởng thành trong thời gian ngắn, liên quan chặt chẽ với cốt lõi tinh thần tiến cùng thời đại. Nửa đầu năm nay, trước thách thức to lớn của dịch Covid-19, nước núi sông liền một dải, nhân dân gần gũi quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau, cùng khắc phục khó khăn. Kể từ khi bùng phát dịch Covid- đến nay, nước sông Mê-công đã dành cho Trung Quốc sự hỗ trợ và giúp đỡ to lớn trong phòng chống dịch bệnh, bao gồm các loại vật tư như khẩu trang, quần áo phòng hộ, kính mắt phòng hộ, găng tay v.v. Hiện nay, tình hình dịch bệnh trong nước Trung Quốc đã được kiểm soát hiệu quả, cũng đang chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh, giao lưu biện pháp phòng chống dịch bệnh với các nước sông Mê-công, đồng thời cử nhóm chuyên gia y tế đến các nước triển khai công tác cứu chữa và phòng chống dịch bệnh theo nhu cầu của các nước sông Mê-công.

 

Lần này Trung Quốc đề xuất sẽ thành lập quỹ y tế công cộng trong khuôn khổ Quỹ hợp tác Lan Thương-Mê-công, và cam kết sẽ ưu tiên cung cấp vắc xin ngừa Covid- cho các nước Mê-công sau khi hoàn thành nghiên cứu phát triển và đưa vào sử dụng. Đây thực sự là một tin vui đối với các nước lưu vực sông Mê-công có cơ sở ý tế công cộng tương đối yếu kém, trong khi đó việc tăng cường đầu tư vào chủ đề y tế công cộng sẽ tiếp tục mở rộng đường biên hợp tác, làm phong phú thêm nội hàm hợp tác Lan Thương-Mê-công.

 

Cuối cùng, tiếp thêm "nguồn nước" mới cho sự phát triển của khu vực. nước trong lưu vực đều là nước đang phát triển, vấn đề phát triển là mâu thuẫn chủ yếu và nhiệm vụ cấp bách trong khu vực. Đặc biệt là dưới sự tác động của dịch bệnh, làm thế nào thực hiện tăng trưởng mang tính phục hồi của khu vực và thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực là bài toán lớn bức xúc giải quyết. Trong nửa năm qua, Trung Quốc chung tay các nước trong lưu vực đã nỗ lực tích cực và thu được thành tích bắt mắt về ổn định chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng, đảm bảo thông suốt thương mại của khu vực và toàn cầu. Chẳng hạn như tuyến đường sắt Trung-Lào năm nay lần lượt thực hiện kết nối các điểm mấu chốt như đường hầm số Cảnh Khoan, đường hầm làng Khung Luang, cây cầu đặc biệt lớn sông Mê-công  Bannahan v.v, không những khiến Lào tiếp cận hơn với mục tiêu chiến lược chuyển từ "nước nội địa" thành "nước kết nối trên bộ", mà còn đặt nền tảng vững chắc cho nhất thể hóa khu vực quy mô lớn hơn.

 

Điều đặc biệt đáng chú ý là, hội nghị lần này ra "Tuyên bố Chủ tịch về Kết nối hợp tác Lan Thương-Mê-công " với "Hàng lang mới thương mại trên bộ và trên biển quốc tế". "Hành lang mới thương mại trên bộ và trên biển quốc tế" xuyên suốt khu vực miền Tây Trung Quốc, kết nối Đông Nam Á và hai châu lục Á-Âu, hiệu ứng tập hợp đường bộ và đường biển, kết nối khu vực nổi bật. Hợp tác Lan Thương-Mê-công kết nối với "Hành lang mới thương mại đường bộ và đường biển quốc tế" sẽ tiếp tục làm thông suốt hành lang thương mại, huy động sức mạnh của miền Tây, miền Tây Nam Trung Quốc cũng như các nước ASEAN, thực hiện đầu tư lớn hơn vào các nước sông Mê-công, tiếp tục ưu hóa phân phối nguồn lực, duy trì sự ổn định của chuỗi công nghiệp, chuỗi công ứng, thúc đẩy phát triển nhịp nhàng.

 

Có thể nói, việc tổ chức Hội nghị cấp cao hợp tác Lan Thương-Mê-công lần thứ đã định hướng cho sự phát triển giai đoạn tới của Hợp tác Lan Thương-Mê-công. Dưới sự nỗ lực kề vài sát cánh của nước trong lưu vực, Hợp tác Lan Thương-Mê-công sẽ đứng cao hơn, nhìn xa hơn, đi vững hơn.