{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

纳西族文化

Dân tộc Nạp Tây

Ngày đăng:2018-07-23 01:03:58   

  Nạp Tây là một dân tộc thiểu số chính ở khu vực thành phố Lệ Giang và những vùng tiếp giáp xung quanh tỉnh Vân Nam như Tứ Xuyên, Tây Tạng, trong đó người dân tộc Nạp Tây ở với gần nghìn người, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và chăn nuôi, với những sản vật chủ yếu như trồng gạo, ngô, lúa mạch, khoai tây, đậu tương, v.v., hay những cây công nghiệp như bông, gai, v.v..

  Kể từ khi thành lập Châu tự trị Nạp Tây Lệ Giang (1961) đến nay, cuộc sống của người dân tộc Nạp Tây cũng đã trải qua những biến đổi lớn cùng với công cuộc cải cách mở cửa và phát triển hiện đại hóa của Trung Quốc. Ngày nay, bên cạnh những ngành nghề truyền thống, người dân tộc Nạp Tây ở Lệ Giang cũng phát triển du lịch sinh thái, v.v., đặc biệt với sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng, Thạch Cổ Trấn của người dân tộc Nạp Tây đang dần trở thành một trong những điểm đến du lịch nhờ có "khúc cua" đặc biệt – Vịnh số của sông Trường Giang, thu hút lượng lớn du khách bên cạnh những điểm du lịch nổi tiếng khác ở Lệ Giang.

 

 

  Về nguồn gốc của từ "Nạp Tây", do có nhiều phương ngữ của các vùng miền với những cách phát ngôn khác nhau, nên tên gọi của dân tộc này cũng có nhiều cách gọi khác nhau như "Nạp Nhật", "Nạp Nhữ", "Nạp Hằng", v.v.. Tuy nhiên, theo ngôn ngữ của dân tộc Nạp Tây, chữ "Nạp" nghĩa là "Đại", "Tôn Quý", trong khi đó "Tây" nghĩa là "Nhân", "Tộc". Nhằm xác định thống nhất tên gọi và ý nguyện của dân tộc này, năm 1954, Quốc vụ viện Trung Quốc đã lấy tên gọi "Nạp Tây" để thống nhất cho tên gọi của dân tộc này.

  Dân tộc Nạp Tây có nền văn hóa và ngôn ngữ phong phú trong hệ ngôn ngữ của dân tộc Tạng và Di. Trải qua sự biến thiên của lịch sử, giao thoa với các nền văn hóa của các dân tộc Tạng, Di, v.v., dân tộc Nạp Tây cũng đã tạo cho mình một nét văn hóa đậm đà và độc đáo trong muôn vàn sự đa dạng của các dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Trung Quốc.