{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

综述:越南今年经济发展呈现三大亮点

Phát triển kinh tế Việt Nam năm 2017 xuất hiện ba điểm sáng

Ngày đăng:2017-12-19 23:41:48   

 

 

  Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam mới đây cho biết, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam năm ước vượt và đạt kế hoạch. Tăng trưởng nhanh, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh cải thiện là ba điểm sáng phát triển kinh tế Việt Nam năm nay.

  Quý năm nay, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt 5,15%, nhưng quý và quý đã đạt 6,17% và 7,46%, dự kiến quý vẫn sẽ tăng khá nhanh, tăng trưởng cả năm có thể hoàn thành mục tiêu đề ra là 6,7%.

  Đồng thời, vật giá duy trì khá ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam năm nay ước tính tăng khoảng 4%. Tỉ lệ lạm phát cơ bản dự kiến sẽ ở mức khoảng 1,6%. Dự trữ ngoại hối đạt mức cao kỷ lục mới tỉ USD vào giữa tháng 11.

  Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, Chính phủ Việt Nam quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, đã áp dụng một loạt biện pháp đơn giản hóa thủ tục phê duyệt hành chính, tránh kiểm tra trùng lặp, v.v.

 

 

 

 

  Trong Báo cáo môi trường kinh doanh thế giới công bố mới nhất của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã tăng bậc trong xếp hạng so với năm ngoái, đặc biệt là đã cải thiện rõ rệt về lĩnh vực thu thuế và chỉ số tiếp cận điện năng. tháng đầu năm nay, Việt Nam thu hút khoảng 33, tỉ USD đầu tư nước ngoài, tăng 82,8% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp mới đăng ký trong cả nước có triển vọng vượt 120. doanh nghiệp.

  Ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam khi trả lời phỏng vấn cho biết, biện pháp cải cách của Việt Nam khiến số lượng doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam tăng mạnh, đầu tư nước ngoài không ngừng đổ vào, cũng khiến mối liên hệ kinh tế giữa Việt Nam với thế giới càng gắn bó hơn.

  Chuyên gia trả lời phỏng vấn còn chỉ rõ những vẫn đề mà phát triển kinh tế Việt Nam vẫn cần giải quyết. Ông Batten cho rằng, trong tương lai, tốc độ di chuyển lực lượng lao động từ nông nghiệp sang ngành chế tạo và dịch vụ sẽ chậm lại, do đó cần vun đắp động cơ tăng trưởng mới. "Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam cần nỗ lực khuyến khích cạnh tranh trong nước, giúp doanh nghiệp di chuyển về thượng nguồn chuỗi giá trị, để tạo môi trường phát triển tốt hơn cho khu vực tư nhân."

  Ông Vũ Tiến Lộc cũng chỉ rõ, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong sản xuất và kinh doanh, một số lượng đáng kể doanh nghiệp vẫn không có lãi. Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không những nhìn chung có quy mô nhỏ hơn các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mà còn ở vào vị thế bất lợi về mặt giành được đất đai và tín dụng.

  Ông Sebartian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khi trả lời phỏng vấn cho biết, để đẩy nhanh tăng năng suất lao động, Việt Nam có thể tăng cường đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và đào tạo kỹ năng, đồng thời tiếp tục đi sâu cải cách trong lĩnh vực môi trường kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng, v.v.