{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Nghệ thuật trang phục của các dân tộc thiểu số Trung Quốc

Ngày đăng:2017-12-18 17:26:27   

Dân tộc Khương

Dân tộc Khương hiện nay chủ yếu tập trung sinh sống tại Mậu Vấn phía Tây tỉnh Xứ Xuyên, dân tộc Khương tự xưng là "Ơ-ma", có nghĩa là "người bản xứ". Cách đây 3000 năm trước, trong văn giáp cốt đời nhà Ân đã có ghi chép về người Khương, họ chủ yếu sinh sống tại miền tây-bắc và vùng Trung Nguyên của Trung Quốc. Miền núi dân tộc Khương sinh sống có nhiều động vật hoang dã quý hiếm như gấu mèo, khỉ lông vàng. Mồng 1 tháng 10 âm lịch là Mồng một Tết của dân tộc Khương. Yến tiệc Mồng một Tết lại gọi là "Rượu thu hoạch". Mồng một Tết người dân cả làng đến "Rừng cây thần" lễ tạ, đốt hương trầm bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và các vị thần. Hàng năm cứ đến dịp lễ tết, đám cưới, đám tang, thờ cúng, tụ tập, mời khách hoặc lao động đổi công, ngoài chuẩn bị các món ăn thịnh soạn ra, còn chuẩn bị rượu ngon.  

Dân tộc Sa-la

Dân tộc Sa-la chủ yếu tập trung sinh sống tại khu vực Tuần Hoá tỉnh Thanh Hải ở ven bờ sông Hoàng Hà. Dân tộc Sa-la có ngôn ngữ của mình, nhưng không có chữ viết, sử dụng chữ Hán. Chàng trai dân tộc Sa-la phần lớn sống bằng nghề lên núi đốn củi, xuống sông đóng bè. Ngoài ra, nuôi ong mật là nghề phụ người Sa-la yêu thích nhất, chăm bón cây cảnh cũng là sở trường của họ. Dân tộc Sa-la chủ yếu có tháng lễ Ra-ma-đan, lễ hội La Eid al-Adha... Ngày tết truyền thống quan trọng nhất là lễ hội La Eid al-Adha, cứ đến ngày tết, dân tộc Sa-la đều mở tiệc chiêu đãi khách, luộc thịt cừu, ninh thịt gà, làm bánh bao nhân đường, rán bánh ga-tô, v.v và các món ăn trộn.

Dân tộc Xa

Dân tộc Xa tự xưng là "Sơn Ha", có nghĩa là khách sống trên núi, tương truyền quê quán của dân tộc Xa là ở Triều Châu Quảng Đông. Chủ yếu phân bố tại Phúc An của Phúc Kiến, Cảnh Ninh của Chiết Giang và các tỉnh Quảng Đông, Giang Tây, An Huy, đa số sống chung với dân tộc Hán. Dân tộc Xa rất coi trọng ngày tết truyền thống, chú trọng sùng bái tổ tiên, ngày Rằm tháng 2, tháng 7 và tháng 8 hàng năm là ngày thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng quỷ thần. "Mồng 3-3" là ngày tết truyền thống của dân tộc Xa, diễn ra vào mồng 3-3 âm lịch hàng năm, lại gọi là "Tết Ô Phạn". Người Xa rất coi trọng ngày lễ tết truyền thống, ăn món gì vào mỗi dịp tết đều có tập tục truyền thống riêng.