{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Từ Hồ Tây đến Hồ Tây – Những mảnh đất mà nhà lãnh đạo hai nước Trung – Việt cùng đi

Ngày đăng:2020-11-17 17:08:35   

 

Mới đây, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã khảo sát và điều tra nghiên cứu việc phát triển nhất thể hóa vành đai kinh tế sông Trường Giang và vùng châu thổ sông Trường Giang. Tổng Bí thư từng nhấn mạnh, phải nỗ lực xây dựng vành đai kinh tế sông Trường Giang thành vành đai kinh tế vàng "sinh thái tươi đẹp hơn, giao thông thông suốt hơn, kinh tế phát triển nhịp nhàng hơn, thị trường thống nhất hơn, cơ chế khoa học hơn". Nếu ví vành đai kinh tế sông Trường Giang là một con rồng tung bay, thì tỉnh Chiết Giang ở phía Nam vùng châu thổ sông Trường Giang chính là mắt của con rồng đó.

 

Hồ Tây nổi tiếng đã kết duyên kỳ diệu giữa hai nước Trung Quốc – Việt Nam, ở Trung Quốc, Hồ Tây là một danh thiếp đẹp của thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, ở Việt Nam, Hồ Tây là biểu tượng nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời từng nhiều lần thăm Hàng Châu, hội đàm với Chủ tịch Mao Trạch Đông. Mấy năm trước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã trịnh trọng gửi lời mời cho các đối tác quốc tế: "Tôi sẽ chào đón các bạn bên bờ Hồ Tây", Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng từng thăm Hàng Châu, đi dạo bên bờHồ Tây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Rất nhiều danh nhân và câu chuyện của tỉnh Chiết Giang được truyền lại ở Việt Nam, kể từ khi cải cách mở cửa, tỉnh Chiết Giang đã thu được thành tựu phát triển to lớn, chúng tôi chân thành chúc mừng, kinh nghiệm cải cách phát triển của tỉnh Chiết Giang đáng để chúng tôi học tập và tham khảo."

Tháng 1/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hồ Tây, Hàng Châu, tìm hiểu tình hình xây dựng phát triển của khu phố cổ cũng như bảo vệ và kế thừa di tích văn hóa lịch sử. Bên bờ Hồ Tây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thưởng thức chè Long Tỉnh, Hồ Tây, đặc sản của Hàng Châu. Tổng Bí thư cho biết, Tôi có tình cảm đặc biệt đối với Hàng Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã thăm Hàng Châu nhiều lần, và hội đàm với Chủ tịch Mao Trạch Đông. Hiện nay, tình hữu nghị truyền thống "vừa là đồng chí vừa là anh em" do các bậc tiền bối hai nước đích thân xây dựng ngày càng vững bền theo năm tháng. Mong hai bên thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa địa phương hai nước, tăng cường trao đổi nhân dân, góp phần to lớn hơn cho việc sâu sắc tình hữu nghị nhân dân hai nước, cũng như phát triển quan hệ song phương. Tối cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang Hạ Bảo Long đã tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh, viết tiếp trang sử mới tình hữu nghị Trung – Việt.

 

Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của tỉnh Chiết Giang ở khu vực Đông Nam Á, cũng là một trong những điểm đến tập trung nhất đầu tư nước ngoài của tỉnh Chiết Giang, là chặng quan trọng bước vào thị trường quốc tế của các nhà thương mại, doanh nghiệp, sản phẩm Chiết Giang. Các doanh nghiệp Chiết Giang là cộng đồng sôi động nhất Trung Quốc tại Việt Nam, tính đến năm 2018, tỉnh Chiết Giang có doanh nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp Chiết Giang tổng cộng đầu tư hơn tỷ USD tại Việt Nam, chiếm khoảng 1/ tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Sản phẩm xuất nhập khẩu giữa Chiết Giang và Việt Nam chủ yếu gồm sợi dệt, vải và các sản phẩm dệt may v.v, các nông sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam như hoa quả, hạt điều, cà phê v.v cũng đi vào thị trường Chiết Giang thông qua nền tảng A-li-ba-ba. Khi gặp mặt các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hàng Châu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Việt Nam rất coi trọng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư với Trung Quốc, ủng hộ, khuyến khích và sẵn sàng tạo thuận tiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác. Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, dốc sức thúc đẩy hợp tác du lịch, tăng cường hơn nữa tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.