Đầu năm đến nay, hoạt động “Quán bar học thuật” nổi lên tại nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, v.v.. Diễn giả phần lớn là tiến sĩ hoặc học giả trẻ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khán giả cũng phần lớn là sinh viên hoặc người trẻ đang đi làm. Trong không khí nhẹ nhàng tại quán bar, mọi người có thể học hỏi kiến thức, giao lưu cùng nhau.
Trương Gia Ninh là một người tổ chức hoạt động “Quán bar học thuật”, khi hoạt động này nổi lên, đúng vào lúc anh tốt nghiệp thạc sĩ. Trong kỳ hoạt động đầu tiên, Trương Gia Ninh mời một tiến sĩ được đào tạo kết hợp giữa Khoa Triết học Đại học Bắc Kinh và Đại học Oxford, thảo luận chủ đề “Bản chất và cơ chế nhân quả của ‘không kiềm chế’”. Thông qua mạng xã hội, anh chiêu mộ khán giả, đã từng lo lắng không ai đến tham dự, không ngờ cuối cùng có 60-70 người đến dự, ngồi kín quán bar. Từ đó về sau, họ duy trì tần suất và số lần với mỗi tuần tổ chức ít nhất một lần, đến nay đã tổ chức 18 kỳ.
Lục Tử Kỳ tốt nghiệp tiến sĩ Khoa Kinh tế Đại học Harvard làm giáo viên tại Học viện Kinh tế trong một trường đại học ở Thượng Hải. Nhận lời mời của bạn bè, Lục Tử Kỳ đã có buổi chia sẻ tại “Quán bar học thuật” với chủ đề “Văn hóa xã hội dưới góc nhìn của lý thuyết trò chơi”. Đối với Lục Tử Kỳ mà nói, tham gia “Quán bar học thuật” cũng khiến bản thân đi ra khỏi không gian nhỏ học thuật của mình, tương tác và thảo luận với khán giả rất có giá trị: “Trong một lần hoạt động, có khán giả giơ tay ngắt lời tôi, đưa ra một vấn đề hết sức sắc bén, việc này có lẽ sẽ không xảy ra tại trường hợp nghiêm túc như tọa đàm trong trường học”.
Tại Quảng Châu, một “Quán bar học thuật” đã tổ chức một hoạt động chia sẻ học thuật với chủ đề “Tác phẩm ‘Vua Oedipus’ của Sophocles – Lý tính của con người liệu có thể ứng phó với số phận xảy ra tất yếu”. Diễn giả là một nhà nghiên cứu triết học, đã đi sâu thảo luận với khán giả, khiến hoạt động “Quán bar học thuật” này trở nên sôi nổi khác thường.
Tại thành phố Trường Sa ở tỉnh Hồ Nam, một quán bar đã tổ chức “Quán bar học thuật" với chủ đề “Trở về thời nhà Hán làm công chức là một sự trải nghiệm như thế nào? – Hoạt động mang tính đối kháng trong quan chức địa phương và thay đổi bộ máy quan lại thời Lưỡng Hán”, hoạt động đã thu hút gần trăm người trong các chuyên ngành khác nhau tham dự.
Có thể nói, làn gió “Quán bar học thuật” đã thổi đến nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc. Đối với khán giả mà nói, tham gia “Quán bar học thuật” là tiếp xúc với tri thức mới, là kênh mới tiếp thêm năng lượng cho bản thân.
Tiểu Bộ là một thạc sĩ vật lý lý thuyết, hiện làm việc liên quan đến công nghệ XR (thực tế mở rộng), đây là lần thứ tư tham gia hoạt động “Quán bar học thuật”, anh cho biết, đi sâu trao đổi trực tiếp với những người nghiên cứu chuyên ngành, mới là phương thức nảy sinh linh cảm tốt nhất.
Tiểu Lộ là một thạc sĩ xã hội học, đã làm việc hơn 10 năm. Khi đến tham gia hoạt động “Quán bar học thuật”, ngoài trải nghiệm sự vật mới, còn là vì cô muốn khiến mình duy trì trạng thái trưởng thành. Cô cho biết, tham gia chia sẻ và thảo luận chưa chắc có thể có được đáp án, nhưng nhất định có thể gợi lên những suy nghĩ.
Sức hút lớn nhất của “Quán bar học thuật” là ở chỗ nó đã phá vỡ ranh giới giữa học thuật và đời sống. Trước đây, tọa đàm học thuật thường là hiện rõ thái độ cao ngạo, lạnh lùng và xa vời, nhưng hiện nay, “Quán bar học thuật” đã khiến tri thức học thuật đi vào đời sống thường ngày của chúng ta.
Có chuyên gia cho biết, sự nổi lên của “Quán bar học thuật” đã phản ánh sự theo đuổi đối với tri thức và sự sáng tạo trong phương thức giao lưu xã hội của giới trẻ hiện nay, cũng thể hiện thái độ sống của các nghiên cứu sinh tiến sĩ, thạc sĩ thế hệ mới và áp lực nghiên cứu mà họ phải đối mặt. Là một sự vật mới mọc lên tự phát, “Quán bar học thuật” đi về đâu, thì không thể biết trước. Nhưng điều có thể khẳng định là, chỉ có giữ vững nội dung cốt lõi của học thuật, văn hóa, thì mới có thể đi được xa hơn.