{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

千年舞韵《唐宫夜宴》成爆款

Tiết “Dạ tiệc cumục ng đình nhà Đường” trở nên nổi tiếng.

Ngày đăng:2021-05-27 15:36:14   
  脸上的妆容宛如复制粘贴古画,衣袂飘飘,胖胖的身体随着音乐节奏灵活扭动……今年春节,一群“唐朝胖妞儿”从博物馆里“复活”,凭借一支舞蹈火遍网络。这就是2021河南春晚突然“出圈”的节目《唐宫夜宴》。
   Hóa trang giống như dán bức tranh cổ lên mặt, xiêm y thướt tha, cơ thể mập mạp uốn éo linh hoạt theo nhịp nhạc... Tết Nguyên Đán năm nay, một nhóm “nàng béo thời Đường” đã “sống lại” từ trong bảo tàng và trở nên hot trên mạng xã hội chỉ sau một tiết mục vũ đạo. Đó chính là tiết mục “Dạ tiệc cung đình nhà Đường” bỗng nhiên trở nên nổi tiếng trong chương trình Dạ hội mùa xuân Hà Nam 2021.



  “活”起来的唐宫女乐官

  Nữ quan nhạc trong cung thời nhà Đường “sống” lại

  在舞蹈《唐宫夜宴》中,演员们有的撅起小嘴,有的耍弄小心思,她们时而低眉顺眼,时而颔首架肘,时而又弄姿扭胯,在列队碎步行进过程中还相互推挤,在童真谐趣中向观众讲述着1500多年前一次赴宴的故事。
   Trong điệu múa “Dạ tiệc cung đình nhà Đường”, các diễn viên người thì bĩu môi, người thì nghịch ngợm, khi thì tỏ ra ngoan ngoãn dễ bảo, khi thì giơ khuỷu tay, gật đầu, khi thì tạo dáng uốn hông, trong khi xếp hàng bước nhanh còn xô đẩy lẫn nhau, đã kể cho khán giả nghe về câu chuyện một lần tham dự bữa tiệc cách đây hơn 1.500 năm trong sự hài hước và hồn nhiên.
  陈琳是郑州歌舞剧院的舞蹈编导,也是《唐宫夜宴》的主创之一。从四岁起就开始习舞的陈琳十分喜爱中国历史文化,因此,她和团队成员每年都会到博物馆采风。《唐宫夜宴》的创作灵感来源于陈琳在博物馆里看到的一组唐代乐俑,于是,这支舞蹈就有了这样的开头:钢琴、钟磬和戏曲场面依次奏响,一群彩绘陶俑逐渐从定格的展陈文物幻化成了各具性格的唐宫少女。
  Trần Lâm là biên đạo múa của Nhà hát ca múa kịch Trịnh Châu và cũng là một trong những người sáng tác chính của “Dạ tiệc cung đình nhà Đường”. Bắt đầu tập múa từ năm 4 tuổi, Trần Lâm vô cùng yêu thích văn hóa lịch sử Trung Quốc, vì thế, hàng năm cô và các thành viên trong đoàn đều sẽ đến bảo tàng để tìm cảm hứng. Cảm hứng sáng tác “Dạ tiệc cung đình nhà Đường” bắt nguồn từ việc Trần Lâm nhìn thấy một nhóm bức tượng tấu nhạc bên trong bảo tàng, vì vậy tiết mục múa này đã có phần khởi đầu với đàn piano, chuông khánh và khung cảnh hí kịch lần lượt được tấu lên, một nhóm tượng gốm được tô màu dần dần biến đổi từ những di vật văn hóa được trưng bày cố định thành những thiếu nữ trong cung nhà Đường với những tính cách riêng biệt.



  为最大程度还原唐俑的真实形态,从妆容、服饰到仪态、道具,陈琳团队对唐俑文物及古画进行了大量研究。

   Nhằm khôi phục hình dạng chân thực nhất của các bức tượng thời Đường, đội ngũ của Trần Lâm đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về văn vật và tranh cổ liên quan đến tượng thời Đường, từ hóa trang, quần áo, trang sức cho đến dáng vẻ, đạo cụ.
  首先要解决的就是如何让纤瘦的现代舞蹈演员们丰腴圆润起来。用陈琳的话说,“古典舞演员们都是非常苗条、修长的”,但故事原型的唐女俑,是“圆圆胖胖”、憨态可掬的。为解决这个难题,陈琳团队可没少费脑筋做实验。一次吃葡萄的偶然经历,让陈琳发现往嘴里塞东西可以让脸自然地鼓起来,于是,演出时演员们在嘴里塞入医用脱脂棉球来让脸完美地“胖”起来,之后又采用了“连体棉服”的方案,即在舞蹈演出服的里面,从肩至腿穿一层贴合身体、不易晃动的特制连体衣,让身体“胖”起来。就这样,身着唐三彩色样纱衣、脸画风靡唐代的“斜红”妆容、胖胖的唐乐舞俑出现了。
   Điều đầu tiên cần phải giải quyết là làm thế nào khiến các vũ công hiện đại có thân hình mảnh mai trở nên nở nang, tròn trịa. Theo như lời của Trần Lâm, “Các diễn viên múa cổ điển đều rất thon thả, mảnh mai”, nhưng nguyên mẫu tượng người phụ nữ thời Đường lại “tròn tròn, mập mập”, ngây thơ, đáng yêu. Để giải quyết vấn đề nan giải này, đội ngũ của Trần Lâm đã tốn rất nhiều công sức để thử nghiệm. Một trải nghiệm tình cờ khi ăn nho đã khiến Trần Lâm phát hiện ra nhét thứ gì đó vào trong miệng có thể khiến cho mặt phồng lên một cách tự nhiên, và thế là khi biểu diễn, các diễn viên đã nhét cục bông thấm y tế vào miệng để khiến mặt “béo” lên một cách hoàn hảo, áp dụng thêm phương án “áo bông liền thân”, tức là ở phía trong trang phục vũ đạo mặc thêm một lớp áo liền thân đặc chế bó sát người từ vai đến chân, không dễ lắc lư, khiến cơ thể trở nên “béo” hơn. Bằng cách này, những bức tượng đang tấu nhạc, nhảy múa thời Đường mặc trên mình chiếc áo sa 3 màu, vẽ mặt hóa trang kiểu “nghiêng đỏ” thịnh hành thời nhà Đường, thân hình hơi mập mạp đã xuất hiện. 

  新技术让传统文化“潮”起来

   Công nghệ mới khiến văn hóa truyền thống trở nên “thịnh hành”  

  《唐宫夜宴》并不是为2021河南春晚专门创作的节目,也不是首次演出。晚会总导演陈雷介绍,改编后的《唐宫夜宴》并未对本就具有韵味的舞蹈进行大的改编,只是调整了时长。“我们用电视化表达给它做了二次包装,利用了抠像、三维、AR等虚拟技术。演员们在舞台录制了一遍,又在棚内录制了一天,最后通过技术手段进行合成。同时运用了5G+AR的技术,让虚拟场景和现实舞台结合,将歌舞放进了博物馆场景,制造出一种‘博物馆奇妙夜’的感觉。”
   “Dạ tiệc cung đình nhà Đường” không phải là tiết mục sáng tác dành riêng cho Dạ hội mùa xuân Hà Nam năm 2021 và cũng không phải là lần đầu tiên được trình diễn. Tổng đạo diễn của chương trình Dạ hội mùa xuân giới thiệu, “Dạ tiệc cung đình nhà Đường” sau khi cải biên không hề thực hiện cải biên lớn những ý vị vũ đạo vốn có của bản gốc mà chỉ điều chỉnh về thời lượng. “Chúng tôi dùng phương thức biểu đạt truyền hình hóa để “đóng gói” tác phẩm một lần nữa, sử dụng các công nghệ ảo như Key, 3D, AR… Các diễn viên đã tiến hành thu hình một lần trên sân khấu và lại thu hình thêm một ngày trong phim trường, cuối cùng thực hiện tổng hợp lại thông qua các phương tiện kỹ thuật. Đồng thời đã vận dụng công nghệ 5G + AR để kết hợp bối cảnh ảo và sân khấu hiện thực lại với nhau, đưa ca nhạc và vũ đạo vào bối cảnh của bảo tàng, tạo ra một cảm giác “đêm kỳ diệu bên trong bảo tàng”. 



  除了舞者们精湛的表演外,节目里融入的文物元素也是一大亮点。舞蹈开头的博物馆展厅中,与乐俑们一同“出镜”的有出土于安阳殷墟的“妇好鸮尊”、春秋时期的“莲鹤方壶”、中国最早的乐器实物“贾湖骨笛”;少女们莲步穿行的天地间,依次出现了《簪花仕女图》《捣练图》《千里江山图》《备骑出行图》壁画,众多国宝和舞蹈表演交相辉映,为节目增添了历史的厚重感。
   Ngoài màn trình diễn tuyệt vời của các diễn viên múa, các yếu tố di vật văn hóa hòa nhập trong tiết mục cũng là một điểm nhấn lớn, trong phòng triển lãm của bảo tàng ở phần vũ đạo mở đầu, “lên hình” cùng với các bức tượng đang tấu nhạc còn có “Phụ Hảo Hiêu Tôn” được khai quật tại Ân Khư, An Dương, “Bình vuông Liên Hạc” thời kỳ Xuân Thu, thực thể nhạc cụ sớm nhất của Trung Quốc “Sáo xương Giả Hồ”; giữa không gian đất trời, nơi mà gót sen của những thiếu nữ bước qua lần lượt xuất hiện các bức tranh tường “Mỹ nữ cài trâm hoa”, “Đảo luyện đồ”, “Thiên lý giang sơn đồ” , “Bị kỵ xuất hành đồ”, các quốc bảo và tiết mục múa hòa lẫn với nhau, làm tăng thêm cảm giác lịch sử phong phú cho tiết mục. 

  节目播出后,《唐宫夜宴》的热度一直不减,短短一周时间,《唐宫夜宴》的视频就在微博上吸引了累计4862万人次观看,抖音的相关话题播放量超过2亿。随后,唐墩儿表情包应运而生,她们以《唐宫夜宴》侍女为原型,保留了眼角两道月牙型的妆容,面部“斜红”,形象娇憨可爱、活泼灵动,一颦一笑中生动地展现了唐朝趣味的美学。

   Sau khi tiết mục được phát sóng, độ hot của “Dạ tiệc cung đình nhà Đường” không ngừng tăng lên, chỉ vỏn vẹn một tuần, video “Dạ tiệc cung đình nhà Đường” đã thu hút 48,62 triệu lượt xem trên Weibo, lượng phát các chủ đề liên quan trên TikTok vượt hơn 200 triệu. Tiếp theo, biểu tượng cảm xúc “Đường đôn nhi” cũng đã được “sinh ra” theo xu thế, chúng được lấy nguyên mẫu từ các thị nữ trong “Dạ tiệc cung đình nhà Đường”, giữ lại kiểu hóa trang hai hình trăng lưỡi liềm ở hai bên góc mắt, “nghiêng đỏ” ở trên mặt, hình tượng ngây thơ, đáng yêu, hoạt bát và nhanh nhẹn, lúc cau mặt tươi cười nhăn mày đã thể hiện sinh động gu thẩm mỹ thú vị thời nhà Đường. 

                           Nguồn: Tân Hoa Xã, CNS photo,tạp chí Hoa Sen.