{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

刘三姐

Chị Ba Lưu

Ngày đăng:2021-09-17 10:39:11   

Từ truyền thuyết thời nhà Đường, đến diễn dịch thời nhà Tống, tiếp đến là việc thực sự đem Chị Ba Lưu giới thiệu từ toàn Trung Quốc đến thế giới; các loại phong cách nghệ thuật từ phim điện ảnh Chị Ba Lưu, đến ca kịch dân tộc Chị Ba Lưu, vũ kịch Chị Ba Lưu, nhạc giao hưởng Chị Ba Lưu… “Chị Ba Lưu” đã trở thành biểu tượng văn hóa tiêu biểu nhất của Quảng Tây và được gọi với tên miền đất của “biển hát”. Trong lòng người dân Quảng Tây, “Chị Ba Lưu” thậm chí đã vượt qua hình tượng nhân vật đơn thuần, từ một cá thể mở rộng thành một khái niệm văn hóa. 

 

Vào đầu tháng 6 năm nay, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thư hồi âm cho Hoàng Uyển Thu, người đóng vai Chị Ba Lưu trong phim điện ảnh “Chị Ba Lưu”, trong thư viết: Nhà nhà đều biết đến bộ phim điện ảnh “Chị Ba Lưu” mà bà thủ vai chính, giúp cho vô số khán giả lĩnh hội được sức hấp dẫn của văn hóa “ca dao Chị Ba Lưu”. Sở dĩ bộ phim điện ảnh “Chị Ba Lưu” trở thành tác phẩm kinh điển chính là bởi nó bắt nguồn từ núi sông Quảng Tây, phù hợp với khao khát và mưu cầu về chân, thiện, mỹ mà con người mong muốn hướng tới.

 

Bức thư hồi âm này khiến “Chị Ba Lưu” một lần nữa tạo nên làn sóng tìm kiếm. 

Phim điện ảnh kinh điển “Chị Ba Lưu”được quay vào năm 1960 và được cải biên dựa trên truyền thuyết dân gian của dân tộc Choang, Quảng Tây, kể về câu chuyện chị Ba Lưu dùng sơn ca để “đấu trí đấu dũng” với địa chủ. Sau khi bộ phim được công chiếu, hình tượng chị Ba Lưu với phẩm hạnh trời cho, thông minh, nhanh nhẹn, những câu chuyện cảm động thú vị và hài hước, những bài hát được mọi người ưa chuộng cùng với phong cảnh núi sông tươi đẹp của Quảng Tây, từ đó nhà nhà đều biết đến, nức tiếng gần xa.

 

Sau đó, “Chị Ba Lưu” nhận được giải thưởng Liên hoan phim Bách Hoa, Trung Quốc lần thứ hai, lập kỷ lục hai lần công chiếu liên tiếp - mỗi lần 120 ngày tại Singapore, Malaysia còn đánh giá bộ phim này là một trong 10 bộ phim hay nhất thế giới. Từ đó, hình tượng chị Ba Lưu mà Hoàng Uyển Thu xây dựng đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Quảng Tây.

 

Khi lựa chọn diễn viên cho bộ phim, Hoàng Uyển Thu đã nổi bật hơn so với nhiều “Chị Ba Lưu” khác, khi cô gái 17 tuổi vừa cất lên giọng hát giống như một nàng tiên nữ hát sơn ca bước xuống trần gian đã đi vào trái tim của khán giả. Bằng sự nỗ lực của bản thân, “Nàng Tiên ca” Hoàng Uyển Thu đã trở thành hình mẫu tinh thần của thời đại lúc bấy giờ, bà xinh đẹp, thuần khiết và có giọng ca truyền cảm, với hình tượng “Chị Ba Lưu” bà đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mọi người. Nhiều năm sau, phóng viên truyền thông phỏng vấn đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu, vị đạo diễn thâm niên này cho biết: “Chị Ba Lưu là ký ức đẹp nhất trong thời thơ ấu của tôi.”

Ngoài phim điện ảnh, Quảng Tây còn có gần 100 tác phẩm nghệ thuật với đề tài Chị Ba Lưu như ca kịch, vũ kịch, phim điện ảnh, biểu diễn non nước thực cảnh…; còn có chuyến tàu khách “Chị Ba Lưu”, địa điểm du lịch văn hóa Chị Ba Lưu thu hút khách tham quan, cũng khiến cho “ca dao Chị Ba Lưu” trở nên vang dội hơn.

 

Kịch Thái Điệu “Chị Ba Lưu” đã ra đời hơn 10 năm, đã có hơn 2.000 buổi biểu diễn ở cả trong và ngoài nước. Thông qua sự biểu diễn đầy tâm huyết của nhiều thế hệ “Chị Ba Lưu” ở Quảng Tây, kịch Thái Điệu “Chị Ba Lưu” đã trở thành đại sứ hữu nghị cho giao lưu giữa Trung Quốc với nước ngoài. Đoạn xướng nổi tiếng “Trên đời làm gì có dây tơ hồng” trong kịch Thái Điệu với chủ đề theo đuổi cuộc sống tự do và hạnh phúc, dùng lối hát tình ca nam nữ để gửi gắm tình cảm tốt đẹp của đôi bên.

 

 “Tân Chị Ba Lưu” tôn vinh tác phẩm kinh điển, kể câu chuyện cảm động về Thư Mỹ - người kế thừa nghệ thuật sơn ca của dân tộc Choang dùng sơn ca để cảm hóa, cổ vũ ca sĩ A Lang lấy lại ý chí chiến đấu, đưa người dân trong làng thoát khỏi cảnh đói nghèo. Trong “Buổi trình diễn tác phẩm nghệ thuật sân khấu xuất sắc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc” được tổ chức vào tháng 5 năm 2021, kịch Thái Điệu “Tân Chị Ba Lưu” đã trình diễn tuyệt vời tại Nhà hát Poly Bắc Kinh với tư cách là một trong năm tác phẩm được lựa chọn của Quảng Tây. 

Chương trình biểu diễn non nước thực cảnh quy mô lớn “Ấn tượng Chị Ba Lưu” được tổ chức vào mỗi tối ở Dương Sóc đã mở rộng hơn nữa nội hàm của “Chị Ba Lưu”. “Hát sơn ca, bên này hát, bên kia đối, a… bên kia đối. Sơn ca giống như nước sông Xuân, không sợ hiểm nguy, gập ghềnh quanh co, a… gập ghềnh quanh co.” Khi ca khúc chủ đề này của phim điện ảnh “Chị Ba Lưu” cùng với chiếc thuyền nhỏ từ từ trôi ra từ giữa những hòn núi, Chị Ba Lưu vẫn là “truyền kỳ” trong lòng mọi người. 

 

Nhiều thế hệ những người làm nghệ thuật đã lưu truyền văn hóa “Chị Ba Lưu”, Hoàng Uyển Thu dốc hết tâm sức để phát hiện, ươm mầm những người kế thừa “Chị Ba Lưu”, hiện tại, ba thế hệ nhà bà đều là “Chị Ba Lưu”, con gái, cháu gái đều tham gia diễn xuất, bà Hoàng Uyển Thu cho biết, cần phải lưu truyền và kế thừa văn hóa dân tộc “Chị Ba Lưu” của Quảng Tây từ đời này qua đời khác để xứng đáng với sự hy vọng của mọi người. 

Nguồn:tạp chí Hoa Sen,CNSphoto  IC photo