{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Những điển tích mà Tổng Bí thư Tập Cận Bình yêu thích: Làm thế nào để hấp thu chất dinh dưỡng quản lý đất nước từ văn hoá truyền thống Trung Quốc

Ngày đăng:2020-09-28 17:28:48   

 

Hôm nay (ngày 28/9) là kỷ niệm Ngày sinh lần thứ của Khổng Tử. Học thuyết Nho giáo do Khổng Tử sáng lập và tư tưởng Nho giáo phát triển trên cơ sở này là một phần quan trọng của nền văn hoá truyền thống Trung Quốc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc hết sức quan tâm Nho học. Năm 2014, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự và có bài phát biểu tại Hội thảo học thuật quốc tế kỷ niệm Ngày sinh của Khổng Tử, đây là lần đầu tiên Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc tham dự hoạt động này. Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình trong bài phát biểu cho biết: "Người Cộng sản Trung Quốc luôn là người kế thừa và tôn vinh trung thực nền văn hoá truyền thống xuất sắc Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Tôn Trung Sơn, chúng tôi đều chú trọng hấp thu các chất dinh dưỡng tích cực từ trong đó".

 

Làm thế nào để hấp thu chất dinh dưỡng quản lý đất nước từ văn hoá truyền thống Trung Quốc? Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tổng kết rằng, đối với những nội dung trong văn hoá truyền thống thích hợp cho việc hoà giải quan hệ xã hội và khích lệ mọi người vươn lên và hướng thiện, chúng ta cần "kết hợp điều kiện thời đại để kế thừa và tôn vinh, trao cho chúng ý nghĩa mới". Chủ tịch Tập Cận Bình một mạch liệt kê tư tưởng cổ đại xuất sắc Trung Quốc gồm Thiên hạ vi công (thiên hạ là của công chúng), tự cường bất tức (không ngừng vươn lên), hậu đức tải vật(người có đạo đức cao có thể đảm nhiệm nhiệm vụ lớn), dĩ dân vi bản (lấy nhân dân làm gốc), an dân phú dân lạc dân (khiến nhân dân an cư lạc nghiệp và làm giàu cho nhân dân).... Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết trong tư tưởng Nho giáo chứa đựng gợi ý quan trọng cho giải quyết các vấn đề nan giải của thế giới đương đại, và tiếp tục nâng ý nghĩa nghiên cứu Khổng Tử và Nho học thành "một kênh quan trọng tìm hiểu nguồn gốc lịch sử thế giới tinh thần của người Trung Quốc hiện nay". Nhìn nhận một cách lý tính truyền thống của mình, vừa không phủ nhận quá khứ, cũng không làm tín đồ của chủ nghĩa hư vô văn hoá; không trở lại quá khứ, làm "fan" của chủ nghĩa phục cổ văn hoá, đây mới là phẩm chất chính trị xứng đáng của một đảng cầm quyền chín muồi.