{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Nghệ thuật trang phục của 56 dân tộc Trung Quốc (Dân tộc Choang, Triều Tiên, Cao Sơn)

Ngày đăng:2017-10-11 16:51:25   

 

 

 

 

  Dân tộc Choang

 

  Dân tộc Choang là dân tộc với số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số Trung Quốc, là dân tộc gốc của khu vực Lĩnh Nam. Có hơn tên gọi như "Bu Zhoang", "Bu Tu", "Bu Nông", "Bu Ya Yi"... Sau khi Nước Trung Hoa mới ra đời, đổi tên là "dân tộc Choang". Gấm Choang cùng với gấm Vân của Nam Kinh, gấm Thục của Tứ Xuyên, Gấm Tống của Tô Châu được tôn vinh là " loại gấm nổi tiếng nhất Trung Quốc". Dân tộc Choang theo tôn giáo nguyên thủy, tế tự tổ tiên, một số người theo đạo Thiên Chúa và đạo Cơ Đốc. Ngày tết ngày lễ nổi tiếng của dân tộc Choang có lễ hội hát "Mùng 3-3" hàng năm, ..., trong đó ngày tết long trọng nhất là Tết Nguyên Đán, tiếp theo là tết Trung Nguyên ngày Rằm tháng âm lịch, Tết Thanh Minh, Tết Trung Thu, còn có Tết Đoan Ngọ, Trùng Dương, Đông Chí, tiễn Táo Quân...

 

 

 

 

  Dân tộc Triều Tiên

 

  Dân tộc Triều Tiên chủ yếu phân bố tại các tỉnh Cát Lâm, Hắc Long Giang và Liêu Ninh Trung Quốc. Châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên là khu vực tập trung cư trú của dân tộc Triều Tiên. Tổ tiên của dân tộc Triều Tiên là người dân tộc Triều Tiên từ bán đảo Triều Tiên nhập cư vào vùng đông bắc Trung Quốc. Dân gian dân tộc Triều Tiên có ngày lễ tết, đến nay vẫn được đón long trọng. ngày lễ tết này lần lượt là: Tết Nguyên Đán, Tết Thượng Nguyên (Tết Nguyên Tiêu), Tết Hàn Thực (Thanh Minh), Tết Đoan Ngọ, Tết Thu Tịch. Dân tộc Triều Tiên có truyền thống lâu đời về kính trọng người cao tuổi, ngay từ thời kỳ triều đại Nhà Lý (1392-1910), mùng tháng âm lịch hàng năm được xác định là "Ngày kính lão".

 

 

 

 

  Dân tộc Cao Sơn

 

  Dân tộc Cao Sơn là tên gọi chung cho dân tộc thiểu số trong địa bàn tỉnh Đài Loan Trung Quốc, gồm hơn nhóm tộc. Khu vực dân tộc Cao Sơn có diện tích che phủ rừng rộng rãi, từ xưa đã được tôn vinh là "kho báu rừng". Ngày lễ tết của dân tộc Cao Sơn rất nhiều. Phần lớn ngày tết truyền thống của dân tộc Cao Sơn đều mang đậm màu sắc tôn giáo. Chẳng hạn như "Phong niên tế", còn được gọi là "Tết thu hoạch", tương đương với Tết Nguyên Đán của dân tộc Hán, là ngày tết trọng thể nhất của dân tộc Cao Sơn.