Bảo tàng Văn hóa đời nhà Hán Hợp Phố nằm ở huyện Hợp Phố, thành phố Bắc Hải, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng sau chuyến thị sát của Chủ tịch, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 19/ năm nay. Theo chỉ thị quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Bảo tàng Văn hóa đời nhà Hán Hợp Phố và huyện Hợp Phố dốc sức tăng cường làm nổi bật đặc sắc, để văn vật, lịch sử và văn hóa thể hiện vai trò quan trọng của Hợp Phố trên Con đường Tơ lụa trên biển thời cổ đại, và tạo sự hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của Hợp Phố trong thời kỳ mới.
Tháng năm nay, trong chuyến thị sát Bảo tàng Văn hóa đời nhà Hán Hợp Phố, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã tìm hiểu tường tận tình hình cảng biển Hợp Phố đời nhà Hán, thưởng thức các văn vật khai quật từ các ngôi mộ đời nhà Hán ở Hợp Phố như đồ đồng đen, đồ gốm, đồ trang sức bằng thủy tinh, v.v., tìm hiểu lịch sử thương mại và giao lưu đối ngoại của khu vực Vịnh Bắc Bộ trong đời nhà Hán. Tổng Bí thư khẳng định Hợp Phố có bề dày sâu sắc về văn hóa Con đường Tơ lụa trên biển thời cổ đại, khẳng định các hiện vật liên quan tới Con đường Tơ lụa trên biển thời cổ đại được trưng bày tại bảo tàng rất có đặc sắc. Tổng Bí thư Tập Cận Bình chỉ rõ, bảo tàng phải chú trọng đặc sắc, con đường hướng ra biển là con đường phát triển quan trọng của một đất nước, các hiện vật liên quan tới chủ đề Con đường Tơ lụa trên biển thời cổ đại được trưng bày tại bảo tàng này đều là lịch sử, là văn hóa. Phải để văn vật "lên tiếng nói", lịch sử "lên tiếng nói", văn hóa "lên tiếng nói", phải tăng cường bảo vệ và sử dụng văn vật, tăng cường nghiên cứu và kế thừa lịch sử.
Mới đây, Duy Hoa đã đến Bảo tàng Văn hóa đời nhà Hán Hợp Phố phỏng vấn đưa tin. Hợp Phố có cụm mộ đời nhà Hán quy mô lớn nhất vùng duyên hải Trung Quốc, bảo tàng lấy các văn vật liên quan tới Con đường Tơ lụa trên biển thời cổ đại được khai quật từ các mộ đời nhà Hán ở Hợp Phố làm chủ đề triển lãm, là bảo tàng sưu tầm văn vật liên quan tới Con đường Tơ lụa trên biển đời nhà Hán nhiều nhất Trung Quốc. Giám đốc bảo tàng Liêm Thế Minh rất quen thuộc các hiện vật được trưng bay tại bảo tàng. Ông nói:
"Ấm gốm đến từ Ba Tư này là đồ quý báu nhất tại bảo tàng chúng tôi, là ấm gốm đến từ Ba Tư có niên đại sớm nhất khai quật được ở Trung Quốc, cũng là ấm gốm đến từ Ba Tư duy nhất trong thời kỳ Đông Hán của Trung Quốc, ấm gốm đến từ Ba Tư này là vật chứng quan trọng cho triều đình đời nhà Hán giao lưu với đế quốc Ba Tư qua Con đường Tơ lụa trên biển. Hợp Phố còn khai quật được một số đồ trang sức bằng thủy tinh. Đây là bát bằng thủy tinh đến từ La Mã, cốc bằng thủy tinh màu xanh biển là đến từ Đông Nam Á, vòng tay hình lăng trụ là đến từ Ấn Độ, vòng tay bằng thủy tinh màu xanh biển đến từ La Mã. Những đồ bằng thủy tinh này đều đến Hợp Phố qua thương mại Con đường Tơ lụa trên biển".
Các văn vật khai quật từ địa phương đã chứng kiến lịch sử Hợp Phố là cảng biển xuất phát của Con đường Tơ lụa trên biển thời kỳ đầu. Hơn năm về trước, Hợp Phố là trụ sở quận Hợp Phố do Hán Vũ Đế Lưu Triệt ra lệnh thành lập. Hợp Phố gần Vịnh Bắc Bộ, từ Hợp Phố đi tàu thuyền về hướng Nam theo Vịnh Bắc Bộ, có thể đến các nước Đông Nam Á, Nam Á. Ông Liêm Thế Minh nói:
"Trong sách 'Hán Thư. Địa Lý Chí" đã ghi chép đoàn sứ giả đời nhà Hán khởi hành từ cảng Hợp Phố, đi theo hướng Đông Nam Á. Trước tiên, đi tàu theo bờ biển Vịnh Bắc Bộ đến Nhật Nam (ở Việt Nam hiện nay), rồi đến nước Đô Nguyên (ở Cam-pu-chia hiện nay), đến nước Trầm Ly (ở khu vực miền Đông Mi-an-ma hiện nay), đi qua Bì Tông (ở Ma-lai-xi-a hiện nay), bán đảo Mã Lai, đi xa nhất là đến Ấn Độ và Xri Lan-ca. Đời nhà Hán, do bị hạn chế bởi công nghệ đóng tàu và hàng hải, đoàn thuyền hồi đó chỉ có thể đi theo bờ biển. Vì vậy, thời nhà Hán, từ Hợp Phố xuất phát đến Ấn Độ, Xri Lan-ca, một chuyến khứ hồi đòi hỏi năm trở lên".
Sau chuyến thị sát của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Bảo tàng Văn hóa đời nhà Hán Hợp Phố đã trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của người dân. Số liệu thống kê cho thấy, từ tháng đến tháng năm nay, bảo tàng cả thảy tiếp đón 90. lượt người, tăng 278% so với cùng kỳ năm ngoái, năng lực tiếp đón không đủ. Để quán triệt thực hiện chỉ thị của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, phục vụ khán giả tốt hơn, từ tháng năm nay, Đảng bộ và Chính quyền huyện Hợp Phố đã làm nhiều công tác và thu được thành quả nhất định trong các mặt nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng của bảo tàng, đẩy nhanh thúc đẩy xây dựng dự án Công viên cụm mộ đời nhà Hán, v.v. Bí thư Đảng bộ huyện Hợp Phố Vương Phương Hồng nói:
"Sau chuyến thị sát của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, chúng tôi đã đầu tư khoảng triệu Nhân dân tệ, đưa văn vật khai quật được đến Viện Bảo tồn và Nghiên cứu Văn vật Thiểm Tây phục chế. Chúng tôi còn đẩy nhanh xây dựng Công viên cụm mộ đời nhà Hán. Chúng tôi hiện đã xác định chức năng cho công viên này, vừa có chức năng bảo tồn cụm mộ đời nhà Hán, vừa có chức năng trưng bày trước du khách, đồng thời cũng tạo khu du lịch sinh thái để người dân thư giãn. Công trình giai đoạn có diện tích rộng 66, héc-ta, đầu tư hơn triệu Nhân dân tệ, dự kiến đến tháng năm nay cơ bản khánh thành và mở cửa tiếp đón du khách".
Huyện Hợp Phố kiên trì phải lập quy hoạch trước trong công tác bảo tồn văn vật, trong thời gian chưa đến tháng, đã xây dựng các quy hoạch bảo tồn liên quan như "Quy hoạch chung về bảo tồn cụm mộ đời nhà Hán Hợp Phố"; xây dựng kế hoạch công tác khảo cổ giai đoạn năm 2017-2021. Ông Vương Phương Hồng cho biết, nên tiếp tục giải thích rõ lịch sử và giá trị văn vật qua phát hiện của công tác khảo cổ. Ông nói:
"Tháng năm nay, dưới sự chỉ đạo của Sở Văn vật Khu tự trị Quảng Tây và Sở Văn vật thành phố Bắc Hải, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch công tác khảo cổ giai đoạn năm 2017-2021. Theo kế hoạch này, chúng tôi sẽ đầu tư khoảng triệu Nhân dân tệ để tiếp tục triển khai công tác khảo cổ, tiếp tục giải thích rõ lịch sử và giá trị văn vật qua phát hiện của công tác khảo cổ, tức là để văn vật 'lên tiếng nói', lịch sử 'lên tiếng nói' như Tổng Bí thư đã chỉ thị".
Huyện Hợp Phố còn đã thành lập Viện Nghiên cứu Con đường Tơ lụa trên biển Hợp Phố, ông Vương Phương Hồng đảm nhiệm chức Giám đốc, còn mời Giáo sư của trường Đại học Bắc Kinh, trường Đại học Sơn Đông, trường Đại học Tứ Xuyên đảm nhiệm cố vấn học thuật. Viện Nghiên cứu cả thảy quy hoạch đề tài, nhằm chỉ rõ phương hướng phát triển sau này cho Hợp Phố. Ông Vương Phương Hồng nói:
"Một là, thành lập Viện Nghiên cứu Con đường Tơ lụa trên biển Hợp Phố, đợt đầu chúng tôi đã xác định đề tài nghiên cứu, toàn bộ ủy thác cho các cơ quan nghiên cứu, đề tài bao gồm nghiên cứu cụm mộ đời nhà Hán, nghiên cứu quan hệ giữa cụm mộ đời nhà Hán với thi công thành trì, nghiên cứu cảng Hợp Phố, nghiên cứu tài liệu văn hiến của một số địa phương, v.v. Hai là, Tổng Thư ký chỉ rõ nên viết nên trang sử mới về Con đường Tơ lụa, tức là lấy cái xưa phục vụ hiện nay, chúng tôi đã ủy thác trường Đại học Nhân dân Trung Quốc nghiên cứu đề tài 'Một vành đai, một con đường' với sự phát triển của Hợp Phố, ủy thác trường Đại học Hải dương Trung Quốc nghiên cứu đề tài 'Hợp Phố phát triển kinh tế hướng ra biển'. Hai đề tài này trả lời Hợp Phố nên phát triển như thế nào trong thời đại mới, và sẽ cùng đề tài nghiên cứu lịch sử kể trên cùng lúc xuất bản trước tháng sang năm. Chỉnh lý một cách hệ thống cũng là để tạo sự hỗ trợ cho sự phát triển của Hợp Phố trong thời kỳ mới".
Những năm qua, Bảo tàng Văn hóa đời nhà Hán Hợp Phố cũng thu hút đông đảo chuyên gia học giả nước ngoài đến tham quan khảo sát. Ông Vương Phương Hồng và Liêm Thế Minh mong đến khảo sát và nghiên cứu ở các nước dọc Con đường Tơ lụa trên biển đời nhà Hán, cùng các nước dọc Con đường Tơ lụa trên biển triển khai nghiên cứu và giao lưu hai chiều, cùng viết nên trang sử mới xây dựng "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21".