{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Hợp tác xuyên biên giới giữa "vua bán hàng" Trung Quốc và Việt Nam

Ngày đăng:2023-04-18 16:17:23   

Ở Khu thương mại chợ biên giới Đông Hưng,  Quảng Tây, Trung Quốc, một trung tâm trải nghiệm mua hàng trực tiếp xuyên biên giới quy mô lớn do doanh nhân Việt Nam điều hành rất bắt mắt trên con phố cửa hàng Việt Nam. Bước vào trung tâm trải nghiệm này, trên kệ bày bán đủ loại đặc sản Việt Nam như cà phê, trái cây sấy khô tổng hợp, vòng tay bằng gỗ trắc… một số nhân viên bán hàng người Việt Nam nói thông thạo song ngữ tiếng Trung và tiếng Việt, nhiệt tình chào đón khách du lịch và khách hàng bước vào cửa hàng.

"Sau khi khách du lịch và khách hàng thưởng thức sản phẩm trong cửa hàng, họ có thể mua trực tuyến, chúng tôi sẽ tập trung đi giao hàng chuyển phát nhanh." Một nhân viên bán hàng cho biết, ngoài cửa hàng trải nghiệm trực tiếp, họ còn bán hàng trực tuyến: "Bạn chỉ cần mở các ứng dụng thương mại điện tử, tìm kiếm phòng bán hàng trực tuyến của cửa hàng chúng tôi, bạn có thể được hưởng mức giá trực tiếp và những phúc lợi ích rất ưu đãi."

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử xuyên biên giới cũng khiến anh Trương Trinh Trí, người đã sống và làm việc nhiều năm tại Việt Nam nhìn thấy cơ hội kinh doanh, vài năm trước, anh trở về Trung Quốc và thành lập một công ty thương mại điện tử, hợp tác kinh doanh một cửa hàng đặc sản Trung Quốc với Tập đoàn JingDong, xây dựng trung tâm dịch vụ JingDong tại Đông Hưng. Cách đây không lâu, anh đã khai trương cửa hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tại Móng Cái, Việt Nam, quảng bá mô hình kinh doanh phát trực tiếp, mời các “vua bán hàng” Trung Quốc và Việt Nam hợp tác xuyên biên giới, “livestream hai chiều” cho người tiêu dùng Trung Quốc và Việt Nam, còn đào tạo ra hàng loạt "chuyên gia bán hàng" mới.

Những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử giữa Trung Quốc và Việt Nam đã tiếp thêm động lực mới vào thương mại giữa hai nước. Các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Một số công ty thương mại điện tử Trung Quốc đã thiết kế phương án chuyển đổi kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, kết nối với mạng lưới người mua toàn cầu, cải thiện mức độ thương mại điện tử cho các công ty.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, tiềm năng hợp tác thương mại điện tử Việt Nam - Trung Quốc rất lớn, hy vọng tiếp tục tăng cường hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc, thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, nỗ lực xây dựng hiệu ứng thương hiệu. “Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác thương mại điện tử” do Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc ký kết nêu rõ, cần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, v.v., Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, mở rộng tiêu thụ các đặc sản Việt Nam chất lượng cao tại Trung Quốc.

Sáng kiến này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các địa phương Trung Quốc, Trùng Khánh nằm trong nội địa miền Tây Nam Trung Quốc cũng đang tích cực mở rộng mô hình hợp tác “Thương mại điện tử Con đường tơ lụa” với Việt Nam. Ông Ba Xuyên Giang, Giám đốc Văn phòng Cửa khẩu Logistich của Chính quyền thành phố Trùng Khánh cho biết, Trùng Khánh đang dựa vào lợi thế quy mô của 24 khu vực thử nghiệm toàn diện thương mại điện tử xuyên biên giới tuyến đường sắt Trung Quốc - Châu Âu, thiết lập cơ chế hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới với Việt Nam, tìm kiếm xây dựng hành lang dữ liệu Trung Quốc-Việt Nam, thúc đẩy các doanh nghiệp hàng đầu thành lập Liên minh thương mại điện tử xuyên biên giới, thúc đẩy chia sẻ tài nguyên, bổ sung ngành nghề và hợp tác dự án. Ông Ba Xuyên Giang cho biết: "Trùng Khánh còn sẽ hợp tác với Quảng Tây, Vân Nam, Trạm Giang, Hoài Hóa... của Trung Quốc và nhiều nơi của Việt Nam cùng thành lập các cơ sở bán hàng trực tuyến thương mại điện tử xuyên biên giới, để thực hiện bán hàng trực tuyến xuyên biên giới chủ yếu là các mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng đặc sản, chia sẻ kinh nghiệm phát triển, đi sâu hợp tác cùng có lợi, giới thiệu những sản phẩm tốt của nhau với nhân dân mỗi nước".

“Hiện nay, mọi người có thể mua cà phê, trái cây nhiệt đới và hải sản chất lượng của Việt Nam ở Trùng Khánh.” Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh cho biết, những năm gần đây, dựa vào Hành lang đường bộ- đường biển mới ở phía Tây, thông qua tuyến đường sắt Trung Quốc-châu Âu kết nối Đông Nam Á và châu Âu, ngày càng có nhiều sản phẩm như linh kiện điện tử, cà phê, nông sản, sữa, hải sản…. của doanh nghiệp Việt Nam  đã xuất khẩu sản phẩm của sang Trung Quốc, trong đó có thị trường Trùng Khánh. Trong thời gian dịch Covid-19 nghiêm trọng vào năm 2020, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trùng Khánh tăng 86% so với cùng kỳ năm 2019, trở thành đại diện tiêu biểu cho sự tăng trưởng thương mại ngược dòng giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Hai năm trước, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai đã đến thăm Trùng Khánh, Đại sứ cho biết, hy vọng thúc đẩy hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm của Việt Nam thâm nhập vào miền tây Trung Quốc, qua đó đi vào thị trường châu Âu. Đồng thời, sản phẩm của Trung Quốc cũng có thể đi vào thị trường Đông Nam Á thông qua Việt Nam.

Ngày nay, kỳ vọng đó đang được từng bước thực hiện. Trong khuôn khổ RCEP có một chương riêng về thương mại điện tử, khi các quốc gia thành viên RCEP tích cực thực hiện các cam kết mở cửa hiệp định, không gian và tiềm năng hợp tác của hai nước trong lĩnh vực kinh tế số và thương mại số sẽ tiếp tục được phát huy, thúc đẩy hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam không ngừng phát triển.