{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

国宴大师拍短视频教年轻人做饭 传承技法,毫无保留

Ông thầy Quốc Yến quay video ngắn dạy nấu ăn

Ngày đăng:2021-07-19 10:26:15   

“Ông lớn” Trịnh Tú Sinh, bước vào nghề từ năm 16 tuổi đến năm 66 tuổi nghỉ hưu, ông đã làm việc 50 năm ở khách sạn Bắc Kinh, đã làm qua vô số quốc yến (tiệc chiêu đãi cấp quốc gia) và giành được Giải thưởng Thành tựu trọn đời của bậc thầy nấu ăn Trung Quốc. Khi 20 tuổi, ông từng nấu món thịt viên “Đầu sư tử” cho thủ tướng Chu Ân Lai, từng đảm nhiệm chức vụ bếp trưởng của Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008. Gà om xé phay, món lươn xào “Hưởng du thiện hồ”, canh đầu cá, lươn hầm thịt “Mã Yên Kiều”, gạch cua vi cá… đều là những món ngon sở trường của ông.

“Bác hai” Tôn Lập Tân, 24 tuổi đã là bếp trưởng của khách sạn Hoa Đô, ông giành được danh hiệu “10 đầu bếp nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc” do Bộ Thương mại Trung Quốc trao tặng, ông cũng là cố vấn trưởng cho nhiệm vụ Kế hoạch thực đơn Sùng Lễ khu vực thi đấu Trương Gia Khẩu của Thế vận hội mùa đông năm 2022. “Bác hai” thích đưa ra những điều khác biệt, món vịt quay được lưu truyền 600 năm được ông thay đổi thành dùng nước ép rau để ướp; món việt quất củ mài thường thấy hiện nay cũng do ông phát minh để tránh lãng phí nguyên liệu thừa.

  Hơn nửa đời người làm quốc yến, “ông lớn” và “bác hai” đều đã nghỉ hưu. Họ làm gì sau khi nghỉ hưu? Họ muốn đem những kinh nghiệm, kỹ năng, những cảm nhận mà họ lĩnh hội được trong nhiều năm qua truyền dạy hết cho những người trẻ tuổi, kênh “LaoFangu” ra đời từ đó. Họ đã tham gia Tencent Kandian vào tháng 9 năm 2020, quay video ngắn dạy nấu ăn, đến nay đã có hơn 1 triệu người hâm mộ và hơn 10 triệu người hâm mộ trên mạng internet. Trong thời kỳ dịch bệnh, rất nhiều người trẻ tuổi đã bắt đầu tự nấu ăn tại nhà, học theo video ngắn dạy nấu ăn của “LaoFangu” lại thực sự có thể chế biến ra những món ngon.

“Bậc thầy quốc yến là tên gọi mà mọi người đặt cho tôi, điều đầu tiên là chúng ta phải yêu thích nghề này.” Nhớ lại lúc mới vào nghề, Trịnh Tú Sinh cảm thấy mình là chỉ một người nấu ăn, “Bắt đầu từ những kỹ năng cơ bản, moi lòng gà, lòng vịt, vặt rau, thái hành, gừng, tỏi, thái nguyên liệu phụ, tiếp đến là thái nguyên liệu chính với những hình dạng khác nhau như sợi, hạt lựu, khối vuông, miếng…”, từng nhát dao là con đường trưởng thành của Trịnh Tú Sinh.

  Sau 8 năm học, có được kỹ năng cơ bản vững chắc, Trịnh Tú Sinh bắt đầu thấy rằng ngành này có những điều có thể “đào sâu” hơn, “không chỉ đơn giản là làm một món ăn mà còn liên quan đến sức khỏe con người cũng như sự truyền thụ và kế thừa văn hóa”. Khi đó, Khách sạn Bắc Kinh còn đảm nhận nhiệm vụ tiếp đón cấp quốc gia của Trung Quốc, có càng nhiều thứ được truyền tải trong mỗi bữa ăn và mỗi món ăn.

“Chúng tôi đem kinh nghiệm, trải nghiệm chia sẻ với những người hâm mộ trẻ tuổi, khiến họ cảm nhận được đầu bếp không chỉ là người nấu ăn, mà còn mang đến niềm vui cho gia đình, cho cuộc sống của bạn.” Trịnh Tú Sinh nói.

“LaoFangu” có khẩu hiệu: Truyền thụ và kế thừa phương pháp, không chút giấu giếm. Trong vài phút của video ngắn, họ giải thích rõ ràng từng chi tiết trong việc nấu ăn, khiến những “Fangu” trẻ tuổi dễ dàng học được; không chỉ vậy, những món ăn trên tay họ đều có những câu chuyện. Tôn Lập Tân từng học món Tứ Xuyên, món Quảng Đông, món Hoài Dương, món Sơn Đông… Có thể nói rằng, những món mà người hâm mộ hỏi hầu như không có món nào ông không biết, người hâm mộ không chỉ học nấu ăn mà còn học được nhiều kiến thức.

  Video ngắn dạy nấu ăn trên mạng không hề ít, ngoài việc kèm theo tư cách “bậc thầy quốc yến”, “LaoFangu” còn có những ưu thế nào khác? Tôn Lập Tân thấy rằng đó là trải nghiệm cuộc đời, “trải nghiệm càng phong phú thì những gì được trình bày ra cuối cùng sẽ càng tốt”.

  Có những lúc, khi đang cùng nhau làm một món ăn, “ông lớn” và “bác hai” còn thảo luận với nhau. Món gà xào Cung Bảo, hương vị truyền thống là tiêu cay, mặn, tươi, còn hương vị thịnh hành hiện nay là “vị hơi chua, hơi ngọt như trái vải”, nhằm giúp người hâm mộ hiểu hơn về nguồn gốc của món ăn này, Tôn Lập Tân trình diễn cả hai phương pháp chế biến trong cùng một lần, để người hâm mộ thoải mái chọn lựa.

  Nấu ăn và quay video ngắn làm việc nào khó hơn? Cả hai “bậc thầy” không hẹn mà cùng lựa chọn việc quay video ngắn. Để thỏa mãn nhu cầu của dạ dày và mong muốn tìm hiểu kiến thức mãnh liệt của những người trẻ tuổi, họ sẽ đọc cẩn thận các bình luận và còn đặc biệt lập ra chuyên mục “LaoFangu trò chuyện” để phản hồi các bình luận. Ẩm thực Trung Hoa vô cùng uyên thâm, lại có sự khác biệt rõ nét giữa các vùng miền, ngay cả “bánh chưng ngọt” và “bánh chưng mặn” cũng có thể tạo nên các cuộc thảo luận sôi nổi hàng năm, “LaoFangu” có lúc cũng cảm thấy khó điều chỉnh được theo khẩu vị của mọi người.

  Đa số người hâm mộ của họ là những người dùng rất trẻ tuổi và năng động, “LaoFangu” hiểu dạ dày của người trẻ tuổi và cũng rất hiểu cuộc sống họ: Món sườn rất ngon nhưng những người trẻ tuổi không thể bỏ ra vài tiếng để hầm, vậy là, “LaoFangu” dạy phương pháp nấu sườn bằng nồi áp suất, sườn và cơm cùng chín trong vòng một tiếng; những người trẻ tuổi thích ăn đồ ngọt, “bác hai” liền làm món trứng rượu gạo; thậm chí đến cả mì ăn liền cũng trở thành món mì xào hấp dẫn dưới bàn tay của “bác hai” thích sáng tạo; còn có sốt gà xào Cung Bảo, sốt thịt heo thái sợi xào, sốt cá chua ngọt… “LaoFangu” đều cung cấp phương pháp pha chế chính xác, khiến “lượng vừa phải” thần bí trong nấu ăn Trung Quốc đều có thể được “sao chép”.

  Trong số 242 kỳ video ngắn đã được đăng, có một món ăn được “Fangu” trẻ tuổi ưa chuộng nhất. Thực ra đó chỉ là một món mì trộn nước tương vô cùng bình thường, nhưng đó là món mà “ông lớn” làm cho vợ ăn từ 40 năm trước. Những người trẻ tuổi học được món mì này, còn được ăn một bát “cẩu lương” siêu to.

“Nấu những món ngon là niềm vui. Tôi và “ông lớn” muốn đem những ấm áp nhân gian truyền đến hàng nghìn hàng vạn gia đình thông qua các video ngắn.” Tôn Lập Tân bày tỏ. 

                            Nguồn: Báo Thanh niên Trung Quốc,Tạp chí Hoa Sen