{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

“Thổ dân Bắc Kinh” người Mỹ sống trong ngõ hẻm: Lựa chọn một thành phố tận hưởng cuộc sống “khá giả” bình thường

Ngày đăng:2021-09-07 10:38:34   

“Thổ dân Bắc Kinh” người Mỹ sống trong ngõ hẻm: Lựa chọn một thành phố tận hưởng cuộc sống “khá giả” bình thường_fororder_1

Có lẽ rất nhiều người dân từng tới thăm hồ Thập Sát Hải ở Bắc Kinh, Trung Quốc đều từng bắt gặp một ông lão người Mỹ vóc người cao lớn, mắt xanh và gầy, tay áo đeo “băng đỏ” ngay ngắn, nói tiếng Trung lưu loát, hơn nữa còn uốn lưỡi cuối vần, luôn mỉm cười chỉ đường cho du khách, giúp mọi người chụp ảnh. Vài năm trước, do xuất hiện trong một đoạn video clip mang tên “Bác gái quận Tây Thành”, ông Cao Thiên Thụy, 62 tuổi nổi tiếng trên mạng In-tơ-nét, với sự thể hiện rất dân dã, cư dân mạng Trung Quốc gọi ông là “bác gái nước ngoài quận Tây Thành”.

“Tôi rất thích giúp đỡ người khác, dù không làm tình nguyện viên tôi cũng thích giúp đỡ mọi người. Tôi rất thích phục vụ mọi người, vì nhân dân phục vụ, bởi vì tôi thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc làm rất tốt”.

“Thổ dân Bắc Kinh” người Mỹ sống trong ngõ hẻm: Lựa chọn một thành phố tận hưởng cuộc sống “khá giả” bình thường_fororder_2

Ông Cao Thiên Thụy đã sống nửa đời tại Trung Quốc. Ông cho biết từ nhỏ đã yêu mến Trung Quốc:

“Ngay từ nhỏ tôi đã rất có hứng thú về Trung Quốc, có lẽ do duyên số, có hứng thú trên rất nhiều mặt của Trung Quốc như văn học, lịch sử, khoa học, chữ viết.... Tôi theo học tại Đại học Pennsylvania, tôi biết tôi muốn học gì, đó là tiếp tục học tiếng Trung”.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Cao Thiên Thụy tìm được việc làm tại một công ty bảo hiểm quốc tế như mong muốn, sau đó được cử đến Hồng Công, Trung Quốc làm việc gần 5 năm. Đầu thập niên 90 thế kỷ trước, ông Cao Thiên Thụy đến Bắc Kinh làm việc, đến nay đã sống tại Bắc Kinh 26 năm, trong khoảng thời gian này, ông đã chứng kiến những thay đổi to lớn của thành phố này:

“Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm rất tốt, có thành tựu nổi bật trong cải cách kinh tế. Lúc tôi mới đến Bắc Kinh, vành đai ba vẫn chưa hoàn thành xây dựng, Bắc Kinh hiện nay sạch sẽ hơn nhiều, đẹp hơn nhiều, cuộc sống thuận tiện hơn nhiều. Trước đây, cứ đến đầu tháng là tôi phải đến ngân hàng xếp hàng một, hai tiếng đồng hồ để nộp các loại phí, hiện nay ví tiền tôi có tiền mặt, nhưng tôi đều thanh toán bằng wechat”.

“Thổ dân Bắc Kinh” người Mỹ sống trong ngõ hẻm: Lựa chọn một thành phố tận hưởng cuộc sống “khá giả” bình thường_fororder_3

Vài năm trước, ông Cao Thiên Thụy dọn nhà đến một ngõ hẻm gần Thập Sát Hải, Bắc Kinh, trở thành một tình nguyện viên ở trạm gác gần chợ Hoa Sen, hàng ngày đều làm việc cần cù. Do dịch COVID-19, lượng du khách giảm, ông Cao Thiên Thụy không còn là tình nguyện viên, nhưng ông tin tưởng, sẽ có một ngày, du khách tới thăm Thập Sát Hải vẫn có thể đông như trước đây.

“Đây là vấn đề đặt ra cho cả thế giới, người dân chúng ta cần nghe theo chính phủ, chung sức phòng, chống dịch bệnh. Tôi thấy cuộc sống ở Bắc Kinh hết sức an toàn, người Trung Quốc làm việc bài bản, luôn có giải pháp”.

“Thổ dân Bắc Kinh” người Mỹ sống trong ngõ hẻm: Lựa chọn một thành phố tận hưởng cuộc sống “khá giả” bình thường_fororder_4

Ông Cao Thiên Thụy luôn mong muốn tận hưởng cuộc sống bình thường, đến nay đã về hưu. Đối với ông mà nói, cuộc sống là sự lựa chọn nhỏ trong thế giới lớn, lựa chọn một thành phố sinh sống, sống “khá giả”.

“Tôi đã về hưu, bận rất nhiều việc, tưới cây, tôi còn trồng cà, dưa chuột.... Hàng ngày lướt mạng đọc tin, tối thiểu đi bộ 5000 bước quanh hồ Thập Sát Hải, đây chính là cuộc sống. Bắc Kinh là nhà của tôi, vì vậy, tôi yêu nhà của tôi”.

 

Nguồn:CRI Online