{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

Vì sao nói “Tây Tạng độc lập” hoàn toàn vô căn cứ

Ngày đăng:2021-05-24 09:34:56   
   Đề cập đến Tây Tạng thì không thể không nhắc đến cái gọi là “Tây Tạng độc lập” mà một số nước phương Tây do Anh đứng đầu không ngừng cổ súy. Tuy nhiên, sự thật là như thế nào”? Ngày 21/5, Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc ra sách trắng “Giải phóng hòa bình và phát triển phồn thịnh Tây Tạng”, thể hiện Tây Tạng mới xã hội chủ nghĩa một cách toàn diện, lập thể và chân thực, chứng minh “Tây Tạng độc lập” hoàn toàn vô căn cứ bằng tài liệu lịch sử tường tận.



   Cái gọi là “Tây Tạng độc lập” không phải một mệnh đề lịch sử, chẳng qua từ thập niên 40 thế kỷ trước mới bị đề xuất, hoàn toàn là sản phẩm xâm lược nước khác của chủ nghĩa đế quốc.

   Tây Tạng từ xưa đã là một phần lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Thế kỷ 7 công nguyên, giống như các chính quyền địa phương từng thành lập tại Đại Lý ở Vân Nam, Tây Hạ ở Ninh Hạ, chính quyền địa phương Thổ Phiên được thành lập tại Tây Tạng đã có sự đóng góp quan trọng cho phát triển vùng biên cương Trung Quốc. Cuối thế kỷ 19, cùng với chủ nghĩa đế quốc dấy lên phong trào chia cắt Trung Quốc, thế lực xâm lược của Anh thừa cơ chấm mút Tây Tạng, xâm lược Tây Tạng từ Ấn Độ thuộc Anh; năm 1913, Anh xui khiến đại diện địa phương Tây Tạng lần đầu tiên đề xuất “Tây Tạng độc lập”, đây chính là cụm từ “Tây Tạng độc lập” lần đầu tiên “chào đời”; năm 1942, dưới sự ủng hộ của Phái đoàn Anh, Chính quyền địa phương Tây Tạng công khai tiến hành hoạt động thúc đẩy “Tây Tạng độc lập”; năm 1947, Anh sắp đặt ở hậu trường, mời Tây Tạng cử đại diện tham dự “Hội nghị châu Á mở rộng”, mưu toan coi Tây Tạng là một nước độc lập; trước và sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chủ nghĩa đế quốc trực tiếp cung cấp vũ khí, xúi giục một cách trắng trợn Tây Tạng độc lập. 



                                           Tây Tạng hôm nay

   Cái gọi là “Tây Tạng” không được lòng người, đặc biệt vấp phải sự phản đối của nhân dân các dân tộc ở Tây Tạng.

   Các cuộc xâm lược Tây Tạng của Anh đều vấp phải sự phản đối kiên quyết từ nhân dân Tây Tạng. Đặc biệt trong ngày thành lập nước Trung Quốc mới, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 gửi điện tới Chính phủ Trung ương, đề nghị ra quân giải phóng Tây Tạng, trục xuất thế lực chủ nghĩa đế quốc; ngày 2/12/1949, nguyên Cận vệ của Phật sống chùa Nhiệt Chấn, Nhiếp chính vương V Tây Tạng đến Tây Ninh tố cáo với Quân Giải phóng Nhân dân các hành vi tội ác phá hoại sự đoàn kết tại Tây Tạng của chủ nghĩa đế quốc, yêu cầu sớm giải phóng Tây Tạng; cuối năm 1949, học giả dân tộc Tạng khá uy tín tại Tây Tạng lúc đó Hỉ Nhiêu Gia Thố có bài phát biểu lên án chủ nghĩa đế quốc sắp đặt đương cục La-sa thực hiện cái gọi là âm mưu “độc lập”; đầu năm 1950, hơn 100 đại diện nông dân chăn nuôi, thanh niên, phụ nữ và nhân dân dân chủ dân tộc Tạng tổ chức mít-tinh tại Lan Châu vừa giải phóng, yêu cầu giải phóng Tây Tạng.



   Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chẳng qua là công cụ chia rẽ Trung Quốc, kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc của các thế lực phương Tây chống Trung Quốc.

   Đề cập đến “Tây Tạng độc lập”, mọi người thường nghĩ đến Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tuy nhiên, rất nhiều người không rõ Đạt Lai Lạt Ma không phải hiện diện với hình ảnh thúc đẩy “Tây Tạng độc lập” từ đầu chí cuối. Năm 1951, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 từng gửi thư tới Chính phủ Nhân dân Trung ương, bày tỏ nguyện vọng đàm phán hòa bình; sau khi giải phóng hòa bình Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 gửi điện tới Chính phủ Nhân dân Trung ương bày tỏ ủng hộ thỏa thuận trên danh nghĩa Chính quyền địa phương Tây Tạng và nhân danh cá nhân; tháng 9/1954, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 cùng đến Bắc Kinh tham dự Kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa I, Đạt Lai Lạt Ma được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc. Tuy nhiên, nhân cơ hội các thế lực phương Tây chống Trung Quốc không ngừng nhúng tay can thiệp vào công việc của Tây Tạng, phá hoại sự ổn định xã hội của Tây Tạng, dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ, Đạt Lai Lạt Ma lưu vong, thành lập lại lực lượng vũ trang nổi dậy, là nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự đoàn kết và tiến bộ xã hội ở Tây Tạng hiện nay, mục đích của Đạt Lai Lạt Ma chẳng qua chỉ là muốn tiếp tục làm “Chúa đất” ở Tây Tạng mà thôi.



                                                 Tây Tạng hôm nay

   Có thể nói, “Tây Tạng độc lập” từ trước đến nay đều không phải một câu chuyện lịch sử, chính sau khi giải phóng hòa bình Tây Tạng, nhân dân Tây Tạng mới mãi mãi thoát khỏi sự xâm lược và trói buộc của chủ nghĩa đế quốc, cùng nhân dân các dân tộc trong cả nước đi lên đại lộ sáng ngời đoàn kết, tiến bộ và phát triển trong đại gia đình của Tổ quốc. 70 năm qua, đại cục xã hội Tây Tạng hài hòa, ổn định, kinh tế phát triển nhanh chóng bền vững, toàn bộ huyện nghèo tháo mũ nghèo, mức sống nhân dân được nâng cao toàn diện, bình phong an ninh sinh thái thiết thực được xây dựng vững chắc, sự đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố, tôn giáo ngày một thích ứng với xã hội xã hội chủ nghĩa, an ninh biên giới được củng cố, thể hiện cảnh tượng phồn thịnh tràn đầy sức sống.
                                         Nguồn:Biên tập viên:Mẫn Linh  (Crionline)