{{today.type}} {{today.low}}độ:-{{today.high}}độ: 1 Đồng Tiền Việt(VND) = {{exchange.vtc}}Nhân Dân Tệ(CNY)

Nội dung bài viết 文章内容

《原野》搭建中越人文交流新平台

Vở kịch "Nguyên Dã" xây dựng mặt bằng giao lưu nhân văn Trung

Ngày đăng:2018-07-31 16:31:33   

 

 

  Mới đây, vở kịch nói "Kim Tử" chuyển thể từ kịch bản "Nguyên Dã", tác phẩm nổi tiếng của nhà viết kịch Trung Quốc Tào Ngu đã trình diễn tại rạp Hồng Hà ở Hà Nội, Việt Nam. Đây là một lần nữa tác phẩm kinh điển Trung Quốc được trình diễn sinh động trên sân khấu kịch nói Việt Nam tiếp sau vở "Hồng Lâu Mộng" do Nhà hát Kịch Quốc gia Việt Nam dàn dựng và trình diễn năm ngoái.

  Trên đồng bằng mênh mông, đoàn tàu chạy rầm rập. Cừu Hổ, vai chính trong phim đập đứt dây xích sắt khóa chân, chuẩn bị tìm Tiêu Diêm Vương, kẻ giết hại người cha mình, nhưng lại phát hiện Tiêu Diêm Vương đã chết, còn cô Kim Tử, người yêu cũ đã lấy Đại Tinh, con trai của Tiêu Diêm Vương, Đại Tinh cũng là bạn của Cừu Hổ. Người mẹ của Đại Tinh bị mù cả hai mắt, đối xử Kim Tử hết sức hà khắc, Đại Tinh vừa yêu Kim Tử, lại sợ người mẹ... Mỗi nhân vật đều giãy giụa trên "cánh đồng trái tim", nhưng cuối cùng cũng không thể thoát khỏi số phận.

  Đạo diễn vở kịch, nghệ sĩ Xin-ga-po Chua Soo Pong cho biết, vở kịch nói "Kim Tử" lần này là dựa trên nguyên tác của nhà văn Tào Ngu, đây là lần đầu tiên kịch nói "Nguyên Dã" được trình diễn trên sân khấu Việt Nam trong những năm qua. Các nghệ sĩ Việt Nam đã tái hiện sinh động các nhân vật có cá tính rõ nét trong vở kịch "Nguyên Dã", khán giả bị cuốn hút bởi các tình tiết bất ngờ. Để tác phẩm phù hợp với thói quen thưởng thức của khán giả địa phương, đã hội nhập các nguyên tố như trang phục truyền thống, lời thoại và ca múa Việt Nam trong khi chuyển thể.

  Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Bành Sĩ Đoàn cho biết, vở kịch "Nguyên Dã" là tác phẩm thứ hai của nhà văn Tào Ngu được dàn dựng và trình diễn tại Việt Nam tiếp sau vở kịch "Giông tố" trong những năm qua, điều này đủ thấy điều hấp dẫn và sức ảnh hưởng của tác phẩm kịch nói của nhà văn Tào Ngu.

  Khán giả Việt Nam, hai chị em Hoàng Thị Ngọc Dung và Hoàng Thị Bích Liên cho biết: "Mặc dù đây là lần đầu tiên xem kịch nói chuyển thể từ kịch bản 'Nguyên Dã', nhưng chúng tôi rất dễ hiểu bối cảnh xã hội trong kịch cũng như tình yêu, nỗi ghét, oán hận giữa nhân vật. Mỗi nhân vật đều đại diện một mặt trong nhân tính, vừa sinh động vừa sâu sắc".

  Câu lạc bộ Sân khấu Lệ Ngọc do Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam Nguyễn Lệ Ngọc thành lập đã dàn dựng vở kịch nói "Kim Tử". Bà Nguyễn Lệ Ngọc nói: "Vở kịch 'Nguyên Dã' là một tác phẩm hết sức xuất sắc, sau khi vở kịch này được chuyển thể, khán giả Việt Nam có được cơ hội tiếp cận tác phẩm kinh điển này, cũng khiến sân khấu Việt Nam trở nên phong phú đa dạng hơn". Trong đợt trình diễn này, bà Nguyễn Lệ Ngọc đã thể hiện sinh động vai người mẹ của Đại Tinh, điều này là nhờ vào sự nắm bắt chuẩn xác của bà đối với tinh túy vở kịch "Nguyên Dã". Trong vở kịch "Hồng Lâu Mộng" phiên bản tiếng Việt Nam năm 2017, bà Nguyễn Lệ Ngọc sắm vai Giả mẫu hết sức sinh động, được đánh giá cao. Bà Nguyễn Lệ Ngọc từng lần đến Trung Quốc biểu diễn, giao lưu. Bà nói: "Kịch nói tạo nên mặt bằng giao lưu nhân văn mới. Tôi mong giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt-Trung sẽ ngày càng gắn bó và hấp dẫn, xích lại gần nhau hơn khoảng cách giữa nhân dân hai nước qua giao lưu văn hóa".